Công tác điều chỉnh giá chưa phù hợp thực tế

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Hiện nay, giá vật liệu đầu vào của ngành xây dựng đang rất cao, sắt, thép, xi măng, cát, đất đắp đua nhau tăng giá. Trong đó, vật liệu đất đắp do khan hiếm nguồn cung đất đắp ở các mỏ được cấp phép nên nhà thầu thi công phải mua lại với giá “phi thị trường”.
Ông Trần Quang Tuyến, Phó Tổng giám đốc Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường

Ông Trần Quang Tuyến, Phó Tổng giám đốc Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường

Trong khi đó, công tác điều chỉnh giá của chủ đầu tư lại chậm, không phù hợp và không phản ánh sát với “giá” của các loại vật liệu xây dựng đang “nhảy múa” trên thị trường. Hầu hết các chủ đầu tư đều dựa trên chỉ số giá trung bình của nhóm hàng vật liệu (gồm nhân công, máy thi công, nhựa đường, thép xây dựng, cát, đá, xi măng...) được Tổng cục Thống kê, các cơ quan chức năng địa phương công bố để điều chỉnh giá cho nhà thầu, việc điều chỉnh giá được thực hiện theo công thức tính chung cho cả nhóm nên chỉ điều chỉnh được khoảng 15 - 20% giá nguyên vật liệu.

Trong khi đó, trên thực tế, có những mặt hàng như thép tăng so với dự toán, giá trúng thầu khoảng 170%, đất đắp tăng 150%, cát tăng 150%, xăng/dầu máy tăng 130%... Vì vậy, nhà thầu thi công vẫn phải “oằn mình” gánh những chi phí phát sinh từ việc một số mặt hàng vật liệu xây dựng chính tăng đột biến.

Để giảm bớt gánh nặng cho nhà thầu trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng có nhiều biến động mạnh như hiện nay, các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra chính sách để có thể áp dụng điều chỉnh giá trực tiếp đối với các mặt hàng xây dựng chính khi có biến động lớn về giá. Công thức tính này cần được cụ thể hóa trong khi xây dựng hồ sơ mời thầu thì việc thực hiện thanh toán theo đơn giá điều chỉnh của nhà thầu mới sát với thực tế và dễ thực hiện.

Chuyên đề