Còn nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Việt Nam là một thị trường rất cởi mở và năng động trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách phù hợp.
Ông Stuart Livesey, Tổng giám đốc Dự án Điện gió ngoài khơi La Gàn

Ông Stuart Livesey, Tổng giám đốc Dự án Điện gió ngoài khơi La Gàn

Được thành lập tại Việt Nam từ năm 2020, là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) sớm nhất và có năng lực, chúng tôi không ngừng mở rộng đội ngũ của mình và tích cực làm việc để đảm bảo có được giấy phép khảo sát ngoài khơi và đưa Dự án ĐGNK La Gàn vào Quy hoạch điện VIII. Tuy nhiên, quá trình này còn nhiều thách thức vì nhiều quy định vẫn đang chờ được xây dựng và hoàn thiện.

Với tính chất phức tạp của ngành, đòi hỏi đầu tư lớn và thời gian triển khai, phát triển dài từ 7 đến 8 năm tại các thị trường mới, các nhà đầu tư có năng lực thường phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư quy mô lớn vào một thị trường mới. Do đó, việc Chính phủ đưa ra một lộ trình rõ ràng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý/quy định cho ngành công nghiệp ĐGNK là điều kiện tiên quyết để củng cố sự tự tin và đảm bảo các cam kết của các nhà đầu tư, nhà cung cấp quốc tế đối với ngành công nghiệp ĐGNK của Việt Nam.

Đặc biệt là các chính sách quan trọng như: thủ tục cấp phép khảo sát cho ĐGNK; quy trình lựa chọn nhà đầu tư minh bạch; quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư; các chính sách hỗ trợ; ưu đãi và hợp đồng Mua bán điện (PPA) có thể vay vốn quốc tế (do ĐGNK đòi hỏi đầu tư tài chính lớn, nên cần một hợp đồng mua bán điện phù hợp để giải quyết việc cắt giảm công suất), cơ chế thanh toán khi chấm dứt hợp đồng, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các vấn đề về thay đổi luật áp dụng và quyền lợi tiếp tục thực hiện PPA của bên cho vay.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư