Chủ đầu tư cần chủ động đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh hơn tiến độ dự án không vướng vật liệu san lấp

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đầu tư công của Đồng Tháp trong 2 năm qua liên tục được cải thiện và đạt mức cao, nằm trong TOP đầu của cả nước. Cụ thể, giải ngân đầu tư công năm 2022 đạt 80%, năm 2023 đạt 98,7%. Hiệu quả của đầu tư công đã góp phần dẫn dắt nguồn vốn đầu tư tư. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 22,7 tỷ đồng, từ đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh (đạt 5,66%).

Ông Trương Hoà Châu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp

Tuy nhiên, để “về đích” giải ngân đầu tư công trong năm nay là thách thức rất lớn với Tỉnh. Tổng số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của Tỉnh là hơn 6.677 tỷ đồng (kể cả vốn năm 2023 kéo dài chuyển sang), 4 tháng đầu năm nay, toàn Tỉnh giải ngân đạt gần 24%. Sở dĩ giải ngân thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm 2023 là do năm 2023 có sự chuẩn bị đầu tư tốt và giải ngân ngay khi được bố trí vốn cho 2 dự án lớn, gồm: Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 (Dự án thành phần 1) và Dự án Xử lý cấp bách sạt lở bờ sông Tiền khu vực xã Tân Mỹ, xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chậm trong đầu năm 2024 chủ yếu là do 2 khó khăn, vướng mắc chính. Thứ nhất là vướng mắc về thủ tục pháp lý, các văn bản hướng dẫn thực hiện bị chậm, gây trở ngại lớn cho việc thẩm định dự án. Thứ hai là các công trình đầu tư công đang gặp khó khăn về cát san lấp mặt bằng và xây dựng. Tỉnh có mỏ cát nhưng được ưu tiên cho dự án làm đường cao tốc. Tỉnh cũng đã tìm giải pháp nhập khẩu cát từ Campuchia để cung ứng cho các công trình sử dụng vốn đầu tư công, nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu. Tình trạng khan hiếm đó khiến giá cát ngày càng tăng cao hơn so với giá được duyệt.

Lãnh đạo Tỉnh đã đề nghị các chủ đầu tư cần chủ động đốc thúc nhà thầu tìm kiếm nguồn cung, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án không vướng vật liệu san lấp, đồng thời rà soát hoàn tất các thủ tục đầu tư...

Chuyên đề