#chính sách tài khóa
Với nền tảng tăng trưởng cao trong quý II, tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 6,3 - 6,5%. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng tăng trưởng GDP bứt phá, cán đích

(BĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Con số này phản ánh những thách thức, khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt. Tuy nhiên, trong khó khăn, thách thức chung, nền kinh tế nước ta cũng ghi nhận những điểm sáng tích cực và nhiều quan điểm cho rằng, nếu tiếp tục có những chính sách trọng tâm, trọng điểm, tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Đại biểu Trần Văn Lâm

Quy trình thu thuế phức tạp, rủi ro gian lận cao

(BĐT) -  Mặc dù số thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) lớn nhưng số hoàn cũng lớn, quy trình hành thu phức tạp, tốn kém diễn ra ở rất nhiều khâu trung gian, làm gia tăng nguy cơ rủi ro, sai phạm, gian lận, thất thu ngân sách.
Đến cuối tháng 8/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất đạt 781 tỷ đồng, tương ứng 1,95% tổng quy mô gói hỗ trợ lãi suất 2%. Ảnh: Nhã Chi

Gói hỗ trợ lãi suất 2% bế tắc, đề xuất chuyển hướng hỗ trợ

(BĐT) - Trong các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình), chính sách miễn, giảm các loại thuế, phí đạt hiệu quả rất cao, trong khi chính sách hỗ trợ lãi suất 2% gần như không triển khai được. Nhiều ý kiến đề xuất xem xét dành nguồn lực ngân sách cho các chính sách hỗ trợ trực tiếp như giảm thuế, phí để tiếp tục giúp doanh nghiệp vượt khó và hồi phục trong thời gian tới.
Đến ngày 29/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92% so với cuối năm 2022, thấp hơn đáng kể so với con số gần 11% của cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Minh Dung

Kích dòng chảy vốn cho kịch bản tăng trưởng 6%

(BĐT) - Để GDP tăng trưởng 6% cả năm 2023, tăng trưởng GDP quý IV phải đạt 10,6%. Đây là kịch bản khả quan nhất trong 3 kịch bản tăng trưởng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2023.
Khảo sát 9.556 DN của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho biết, 59,2% DN gặp khó về đơn hàng; trên 51% DN gặp khó trong tiếp cận vốn vay, trong đó khó nhất là các DN ngành xây dựng, DN nhỏ và siêu nhỏ… Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng dòng tiền tìm đến sản xuất, kinh doanh

(BĐT) - Khối ngân hàng thương mại bắt đầu công bố giảm lãi suất huy động và cho vay, với mức giảm 0,2-0,6 điểm % sau quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ 25/5/2023. Trong khi chính sách tiền tệ chuyển động tích cực thì chính sách tài khóa, trước mắt là giảm thuế giá trị gia tăng 2%, sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận vào ngày 01/6/2023.
Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung nguồn lực cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng

(BĐT) - Tháng đầu tiên của năm 2023 nền kinh tế có những kết quả mừng - lo đan xen. Trước những thách thức lớn hơn trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, điều hành không giật cục, tập trung thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực cho tăng trưởng năm nay là tiêu dùng - đầu tư - xuất khẩu.
Theo IMF, chính sách tài khóa nên đóng vai trò chủ đạo trong nỗ lực phục hồi kinh tế. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Linh hoạt điều chỉnh chính sách để thích ứng bối cảnh mới

(BĐT) - Từ góc nhìn của các tổ chức quốc tế, với triển vọng tăng trưởng tích cực, kinh tế Việt Nam đã lội ngược dòng so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dù vậy, giới phân tích cho rằng, Việt Nam cần hóa giải tốt các thách thức ngắn hạn và trung hạn, ứng phó hiệu quả với các rủi ro từ bên trong và bên ngoài, linh hoạt điều chỉnh chính sách trong bối cảnh mới.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất điều hành sẽ gây sức ép tăng tỷ giá USD/VND. Ảnh: Nhã Chi

Giảm hiệu ứng bất lợi từ việc Fed tăng lãi suất

(BĐT) - Đợt tăng lãi suất điều hành mới đây của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) với mức tăng 0,75 điểm phần trăm và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với mức tăng 0,5 điểm phần trăm gây quan ngại về những hiệu ứng bất lợi với kinh tế Việt Nam. Do đó, giới phân tích cho rằng, cần các giải pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt là sự phối hợp tích cực và hiệu quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi khiến nhu cầu vốn tăng và xu hướng lạm phát, tăng lãi suất của các nước trên thế giới tạo thêm áp lực cho công tác điều hành lãi suất. Ảnh: Lê Tiên

Giảm lãi suất cho vay, nhiệm vụ đầy khó khăn

(BĐT) - Mục tiêu giảm lãi suất là rất khó trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực tăng cao, ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Có ý kiến cho rằng, để kiểm soát đà tăng lãi suất, cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, gỡ điểm nghẽn của các kênh huy động vốn khác để giảm áp lực từ vốn tín dụng.
Việc giải ngân gói 347.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 chỉ trong 2 năm song tình hình triển khai đang rất chậm. Ảnh: Tiên Giang

Tiến độ xây dựng văn bản thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế còn chậm

(BĐT) - Ngày 11/5, tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, việc giải ngân gói 347.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chỉ trong 2 năm, song tình hình triển khai đang rất chậm và rất đáng lo ngại.
Quốc hội quyết nghị tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong năm 2022 và 2023. Ảnh: Lê Tiên

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Hỗ trợ có trọng tâm, khả thi và hiệu quả

(BĐT) - Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết) vừa được Quốc hội thông qua với quan điểm chỉ đạo là: chính sách, giải pháp hỗ trợ phải khả thi, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh.
Duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế là cần thiết nhưng không chủ quan với áp lực lạm phát. Ảnh: Tiên Giang

Chính sách tài khóa và tiền tệ: Một năm "ăn ý"

(BĐT) - Ngay từ đầu năm và xuyên suốt trong các chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) được coi là một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2021, đặc biệt là trong giai đoạn áp dụng các chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế hồi phục.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021 quy mô các chính sách hỗ trợ ước khoảng 10,5 tỷ USD, tương đương 2,85% GDP, chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp, người dân. Ảnh: Song Lê

Chương trình phục hồi kinh tế: Cần đủ lớn, đủ rộng, đủ dài

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, bối cảnh khó khăn như hiện nay, nếu không có chính sách phục hồi, phát triển kinh tế kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế Việt Nam không thể sớm hồi phục và tăng trưởng, sẽ tác động đến ngân sách nhà nước, thị trường tài chính, tiền tệ, lao động, việc làm, xã hội…, lỡ nhịp phục hồi, nguy cơ tụt hậu với khu vực, thế giới.
Cần xác định đúng, trúng mục tiêu của gói chính sách hỗ trợ, đưa vào ngành nào để tạo tác động lan tỏa, kích thích khôi phục nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Tính toán gói kích thích kinh tế đủ lớn và có trọng điểm

(BĐT) - Các gói hỗ trợ kinh tế năm 2021 ở mức 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đang phát huy hiệu quả. Năm 2022, việc triển khai gói kích thích kinh tế đủ lớn để tạo đòn bẩy cho tăng trưởng được đánh giá là rất cần thiết, song cần sử dụng đồng bộ chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó, cân nhắc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và thận trọng nới lỏng tiền tệ.
Ảnh Internet

IMF: Nợ toàn cầu tăng lên mức cao mới

(BĐT) - Báo cáo Giám sát tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới công bố gần đây cho thấy, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các chính sách được đưa ra để đối phó với nó đã khiến nợ toàn cầu - bao gồm nợ của các chính phủ, tập đoàn phi tài chính và hộ gia đình - lên mức cao mới với 226 nghìn tỷ USD trong năm 2020, tăng 27 nghìn tỷ USD so với năm 2019.
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đã ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do trong thời gian vừa qua. Ảnh: Hà Thanh

Lạc quan về triển vọng kinh tế trung và dài hạn

(BĐT) - Nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh Covid-19, song nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ góc nhìn tương đối lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam sau khi vượt qua đại dịch.
Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí có tác động rất rõ rệt, kịp thời tiếp sức cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Ảnh: Lê Tiên

Tìm kiếm giải pháp tài khóa thúc đẩy kinh tế sớm phục hồi

(BĐT) - Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục kéo theo nhu cầu về các loại hàng hóa gia tăng. Do đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn do dịch hiện nay và đón đầu cơ hội từ thị trường thế giới, một trong những giải pháp được đề xuất là đẩy mạnh hiệu quả thực thi các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Hoạt động kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, vận tải, bán lẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch Covid-19 từ cuối tháng 4. Ảnh: Nhã Chi

Áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn, thúc đẩy nhu cầu trong nước

(BĐT) - "Nếu đợt dịch này tác động mạnh, Chính phủ có thể xem xét thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng cách áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn, trong đó có các biện pháp tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng", Ngân hàng Thế giới (WB) nêu nhận định tại Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 5/2021 vừa công bố sáng 17/5/2021.
Trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,52% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 2 trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so với tháng 12/2020. Ảnh: Phú An

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát

(BĐT) - Triển khai các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh là đòi hỏi thiết thực trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tác động đáng kể đến nền kinh tế. Trong khi đó, nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể đẩy lạm phát tăng cao trong thời gian tới. Điều đó gây khó cho việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, đòi hỏi theo dõi sát sao và cân nhắc thận trọng để việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt hiệu quả tối ưu.