Chính sách cần khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Những tháng cuối năm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng mạnh bởi phải đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng room tín dụng của ngân hàng hạn chế. Hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp bị “ngâm” hàng tháng trời mà không được giải ngân mặc dù tài khoản bảo đảm, thế chấp đều sẵn sàng và đầy đủ.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều rất khó khăn về dòng tiền, khó tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp còn thiếu tiền để trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đều tăng mạnh, giá nguyên vật liệu xây dựng cũng tăng cao. Khó khăn kép này đẩy rất nhiều doanh nghiệp xây dựng vào cảnh lao đao. Nhà thầu phải triển khai công trình theo các cam kết tiến độ đã ký trong hợp đồng, nhưng quá trình thực hiện thì giá đầu vào nguyên vật liệu liên tục tăng, trong khi đó, chính sách điều chỉnh không theo kịp thực tế nên khó khăn chồng khó khăn.

Trong bối cảnh nguồn tín dụng hạn hẹp như hiện nay, Chính phủ nên chỉ đạo các ngân hàng phân loại doanh nghiệp để cho vay, không nên cào bằng việc siết tín dụng ở các loại hình doanh nghiệp. Cần phải ưu tiên cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh được sớm tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng để không làm gián đoạn chuỗi hoạt động. Nếu không “tháo khóa” chính sách để khơi thông dòng tiền, ưu tiên một số loại hình doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn thì một số lượng lớn doanh nghiệp trực tiếp phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống sẽ phải “khai tử” trong thời gian tới.

Chuyên đề