Ảnh Internet |
Tuy nhiên, tính đến ngày 28/9/2016, vẫn chưa có bất kỳ nhà đầu tư nào đăng ký mua cổ phần AGM, phiên chào bán chính thức bị hủy bỏ.
Cổ phiếu AGM “ế” khi SCIC chào bán trong thương vụ thoái vốn này thực ra không quá bất ngờ. Sau thông tin thoái vốn được đưa ra, AGM nhanh chóng tăng trần được 4 phiên, nhưng rồi điều chỉnh ngay sau đó. Hiện giá giao dịch của AGM đang ở xung quanh mức 10.850 đồng/CP, trong khi mức giá tối thiểu mà SCIC đưa ra lên tới 19.000 đồng/CP. Thông thường, muốn gom AGM, tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty này, cách lựa chọn khôn ngoan là gom trên sàn hơn là tham gia phiên chào bán cạnh tranh của SCIC.
Đây không phải lần đầu tiên SCIC thông báo thoái vốn khỏi AGM. Tháng 4 năm ngoái, tổ chức này cũng chào bán 5,13 triệu cổ phiếu AGM với giá khởi điểm 23.000 đồng/CP. Thương vụ cũng bất thành do thị giá AGM lúc đó chỉ ở xung quanh mức 10.300 đồng/CP. Càng về sau, mức giá kỳ vọng của SCIC tại AGM đã giảm đi, trong khi thị giá AGM có xu hướng tăng lên trong thời gian vừa qua.
Hiện cổ đông lớn nhất của Angimex là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim với tỷ lệ nắm giữ 51,8% - tương đương 9,4 triệu cổ phiếu. Angimex là doanh nghiệp kinh doanh 2 mảng chính, bao gồm lúa gạo và phụ tùng xe máy, trong đó hơn 70% lãi gộp đến từ mảng phân phối, mua bán lúa gạo.
Năm 2015, Angimex lãi sau thuế 47,3 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc so với 5,2 tỷ đồng lợi nhuận đạt được năm 2014. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu trong thành tích của Angimex là thương vụ chuyển nhượng 4,5 triệu cổ phần Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hội, mang lại cho Angimex khoản lãi trước thuế 60 tỷ đồng.