Cần tạo cơ chế kiểm tra thường xuyên và đột xuất năng lực nhà thầu trong quá trình thi công

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Thực tiễn cho thấy, tiến độ của một số gói thầu giao thông chậm xuất phát từ nguyên nhân sau khi trúng thầu, triển khai thi công một thời gian, không ít nhà thầu bị suy giảm năng lực. Một số nhà thầu thay đổi cả nhân sự tư vấn và xây lắp (nhân sự nghỉ việc) trong quá trình thực hiện hợp đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ dự án.

Ông Hồ Vĩnh Quan, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp

Đáng chú ý, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát và xu hướng suy thoái kinh tế, rất nhiều nhà thầu xây lắp gặp khó khăn về tài chính. Hồ sơ năng lực nhà thầu bị bào mòn suốt 2 năm, nên việc huy động nguồn tài chính thực hiện gói thầu trở nên rất khó khăn.

Để tránh tình trạng nhà thầu suy giảm năng lực, nhất là năng lực tài chính trong quá trình thi công, đặc biệt là đối với các hợp đồng thi công kéo dài nhiều năm, cần nghiên cứu đưa vào hợp đồng các điều khoản quy định nhằm kiểm tra năng lực tài chính thường xuyên kết hợp kiểm tra đột xuất. Đối với nhà thầu thi công chậm tiến độ, ngoài việc phải có giải pháp khắc phục để bù tiến độ, nhà thầu có thể bị điều chuyển khối lượng, thậm chí cắt hợp đồng nếu thi công bê trễ.

Tại không ít thời điểm, dù chủ đầu tư đôn đốc rất “rát”, yêu cầu nhà thầu tập trung tối đa nguồn lực thi công để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhưng do năng lực của nhà thầu suy giảm khiến tình hình không được cải thiện.

Rút kinh nghiệm từ thực tế này, thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu, bảo đảm vừa tuân thủ quy định pháp luật, công khai, minh bạch, công bằng, vừa đáp ứng mục tiêu lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và khả năng hoàn thành công việc đạt chất lượng, tiến độ, an toàn và giá thành hợp lý.

Chuyên đề