Cần sớm có hướng dẫn cụ thể để định giá đất sát với giá thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Nhiều địa phương đang lúng túng trong việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất. Trong nhiều trường hợp, khi đấu thầu vẫn chưa xác định được giá đất. Khi được chấp thuận đầu tư, thậm chí là khi giải phóng mặt bằng được một phần, thì giá đất mới được xác định. Tình trạng này khiến giá đất tăng lên quá cao, nhà đầu tư không thể thực hiện được, phải bỏ cuộc hoặc tìm cách dìm giá.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam

Để khắc phục bất cập này, các cơ quan chức năng cần sớm có hướng dẫn cụ thể nhằm tính được giá đất sát với giá thị trường cũng như các chế tài kèm theo. Cưỡng chế kiểm đếm và thu hồi đất là một trong những thủ tục mất rất nhiều thời gian. Thực tế, một dự án thực hiện trong 14 năm thì có thể mất tới 10 năm để giải phóng mặt bằng. Theo tôi, nên quy định rõ: UBND cấp huyện thông báo việc kiểm đếm để thu hồi đất, sau 15 ngày kể từ thời điểm thông báo, nếu chủ sử dụng đất không đồng thuận thì ban cưỡng chế sẽ vận động, thuyết phục, đối thoại trong thời hạn 5 ngày. Như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ, giải phóng mặt bằng phải được xem là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị thì mới có thể đẩy nhanh quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng mức nộp tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất lên tới 20% tổng giá trị thửa đất (theo giá khởi điểm). Theo tôi, đây là mức quá cao vì 20% của một dự án có quy mô vài nghìn ha là số tiền rất lớn. Vì vậy, mức nộp tiền đặt cọc này nên giảm xuống 10% và có thêm hình thức bảo lãnh ngân hàng (như bảo lãnh dự thầu).

Chuyên đề