Cần luật hóa các quy định về hình thức đấu giá trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp thứ 31 diễn ra sáng ngày 14/3.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Nam An
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Nam An

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 42 điều, khoản của Luật hiện hành; tăng 16 điều, khoản so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, nhưng chủ yếu là sửa về mặt kỹ thuật lập pháp, không phát sinh nhiều chính sách mới. Do đó, việc xây dựng Dự án Luật là phù hợp với phạm vi sửa đổi.

Về tài sản đấu giá (Điều 4), Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, Luật hiện hành và Dự thảo Luật đang quy định theo hướng liệt kê các loại tài sản mà theo pháp luật chuyên ngành quy định phải bán thông qua đấu giá và áp dụng thống nhất trình tự, thủ tục đấu giá cho các loại tài sản này. Đồng thời, Luật hiện hành và Dự thảo Luật đều đã có quy định chung mang tính khái quát đối với tài sản khác mà pháp luật chuyên ngành quy định phải bán thông qua đấu giá để bảo đảm tính bao quát, đầy đủ và dự liệu trước các tài sản có thể phát sinh trong tương lai…

Về đấu giá trực tuyến và áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến đối với tài sản công (Điều 43a), Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp thu bổ sung Điều 43a tại Dự thảo Luật về đấu giá trực tuyến trên cơ sở luật hóa các quy định về hình thức đấu giá trực tuyến phù hợp với thực tiễn tại Nghị định số 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP; đồng thời quy định đối với trường hợp đấu giá tài sản công được thực hiện bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì phải sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia do Bộ Tư pháp xây dựng, quản lý và vận hành.

Chuyên đề