Cần cơ chế bảo vệ người làm công tác đấu thầu trong lĩnh vực y tế

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành 2 văn bản gỡ vướng cho ngành y tế trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, gồm có Nghị định số 07/2023/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định số 98/2021/NĐ-CP) và Nghị quyết số 30/NQ-CP. Những giải pháp này là rất cần thiết, song đây mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết được triệt để những vấn đề bất cập hiện nay.

Ông Châu Văn Đính, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Nghị quyết số 30/NQ-CP cho phép các cơ sở y tế được áp dụng thí điểm hướng dẫn về xây dựng giá gói thầu trong năm 2023. Một trong những cách thức xây dựng giá gói thầu là lấy báo giá. Vậy, làm thế nào để biết báo giá của nhà cung ứng là đắt hay rẻ? Do không thể biết được giá nhập khẩu của nhà cung ứng để so sánh, đối chiếu, nên bệnh viện có thể phải mua với giá đắt. Trong trường hợp này, các cơ quan hậu kiểm sẽ dễ dàng quy kết là giá bị đẩy lên cao, gây thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước. Do đó, hiện không ít cán bộ làm công tác đấu thầu, lãnh đạo bệnh viện hay các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đều e ngại, lo sợ rủi ro, suy xét từng li từng tí, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian trình, phê duyệt.

Nên chăng, cần có cơ chế bảo vệ những người làm công tác đấu thầu trong lĩnh vực y tế? Chẳng hạn, Nhà nước khống chế giá bán trang thiết bị y tế của nhà cung ứng không được vượt quá 1,5 - 2% so với giá nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp nào cố tình kê khai hay chào vượt giá thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có như vậy, các bệnh viện hay đơn vị đấu thầu mua sắm mới yên tâm công tác, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư