Campuchia - Lào - Việt Nam tăng cường hợp tác, ứng phó với Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 23/9/2021, tại điểm cầu Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện vì sự phát triển bền vững và ứng phó với khủng hoảng Covid-19 ở khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam” theo hình thức trực tuyến.
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia - Lào - Việt Nam về khu vực Tam giác phát triển tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Minh Thành
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia - Lào - Việt Nam về khu vực Tam giác phát triển tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Minh Thành

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã báo cáo khái quát kết quả thực hiện kế hoạch hợp tác phát triển và một số biện pháp ứng phó với khủng hoảng Covid-19 của phía Việt Nam trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế khu vực Tam giác phát triển của Việt Nam (gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước) đã có bước tăng trưởng tích cực.

Hiện tại, 5 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển của Việt Nam thu hút 274 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 2,8 tỷ USD. Trong tình hình dịch bệnh, các tỉnh biên giới của Việt Nam đã không ngừng quan tâm, giúp đỡ các tỉnh biên giới của bạn thông qua hình thức hỗ trợ vật phẩm y tế chống dịch, hỗ trợ tiền cho bà con kiều bào, khám chữa bệnh…

Với đặc trưng của khu vực, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu các đề xuất, giải pháp để mang lại hiệu quả thiết thực như: thực hiện đồng bộ xét nghiệm, chăm sóc, điều trị để giảm tối đa tử vong cho bệnh nhân mắc Covid-19; đẩy mạnh các hoạt động mua vắc xin, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm y tế, đào tạo, tập huấn bác sĩ, nhân viên y tế, nâng cao năng lực hệ thống y tế, kiểm soát tốt dịch bệnh; đồng thời ưu tiên ngân sách và các nguồn lực bảo đảm kinh phí cho phòng, chống dịch; duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất...

Chuyên đề