Bản tin thời sự sáng 3/7

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là HoSE chính thức vận hành hệ thống giao dịch chống nghẽn lệnh từ 5/7; xây nhà ga và đường băng sân bay Long Thành vào quý I/2022; dừng khai thác các chuyến bay đi và đến Thanh Hóa từ 4/7; chợ đầu mối Hóc Môn đóng cửa thêm 11 ngày; Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị Covid-19; dừng bay TP.HCM - Huế từ 0h ngày 5/7…

HoSE chính thức vận hành hệ thống giao dịch chống nghẽn lệnh từ 5/7

Từ ngày 5/7, hệ thống giao dịch mới do Tập đoàn FPT cung cấp sẽ vận hành, thay thế hệ thống cũ của HoSE để khắc phục tình trạng nghẽn lệnh.

Với việc đưa hệ thống mới vào vận hành, HoSE được kỳ vọng sẽ thoát tình trạng nghẽn lệnh giao dịch

Với việc đưa hệ thống mới vào vận hành, HoSE được kỳ vọng sẽ thoát tình trạng nghẽn lệnh giao dịch

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa chấp thuận sẽ vận hành hệ thống này từ đầu tuần sau. Uỷ ban cũng giao HoSE hoàn tất thủ tục tiếp nhận hệ thống, cung cấp dịch vụ và ký thoả thuận với FPT trước khi hệ thống vận hành. Đơn vị vận hành sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng được yêu cầu chịu trách nhiệm về tính chính xác của biên bản kiểm thử với FPT, đồng thời kiểm tra và rà soát kỹ để hệ thống vận hành thông suốt.

Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) Dương Dũng Triều cho biết, việc chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới đã hoàn tất trong ba tuần cuối tháng 6 để chờ lệnh vận hành từ Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Hệ thống có công suất xử lý 3 - 5 triệu lệnh một ngày, tức gấp ít nhất 3 lần hiện tại và bỏ cơ chế phân bổ cho các công ty chứng khoán để tránh nghẽn cục bộ.

FPT bắt đầu xây dựng hệ thống khớp lệnh thay thế từ đầu tháng 3 năm nay, khi tình trạng nghẽn lệnh trên HoSE đã kéo dài 3 tháng. Đơn vị này cử 50 nhân sự phối hợp 30 chuyên gia của HoSE tập trung vào 3 đầu việc chính là sửa phần mềm giao dịch chứng khoán của sàn Hà Nội (HNX) cho phù hợp với đặc tính giao dịch của HoSE, viết lại hệ thống giao tiếp với các công ty chứng khoán và tích hợp thêm phần mềm từ các đơn vị khác như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán...

Xây nhà ga và đường băng sân bay Long Thành vào quý I/2022

ACV dự kiến xây dựng nhà ga hành khách và đường cất hạ cánh Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào quý I/2022.

Xây nhà ga và đường băng sân bay Long Thành vào quý I/2022

Xây nhà ga và đường băng sân bay Long Thành vào quý I/2022

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến triển khai công tác san nền vào tháng 9 năm nay, xây nhà ga hành khách và đường cất hạ cánh Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào quý I/2022.

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương thực hiện để hoàn thành xây dựng trong quý I/2025 và kịp thời đưa vào khai thác vào cuối năm 2025.

Hiện tại, ACV đang triển khai một số hạng mục dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong cảng hàng không) như rà phá bom mìn (được khoảng 30%); xây dựng hàng rào (được khoảng 20%).

Đến nay, Dự án đã thu hồi được hơn 1.200/2.532 ha (gồm 1.810 ha giai đoạn 1 và 722 ha đất dự trữ phục vụ giai đoạn 1), đạt 50,7%. Chi trả tiền giải phóng mặt bằng cho hơn 2.600 hộ dân bị ảnh hưởng, đạt 47%. Nếu không giải phóng toàn bộ mặt bằng sạch theo đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công tổng thể giai đoạn 1.

Trên cơ sở này, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là giải quyết các vướng mắc của 1.000 hộ dân nằm trong phạm vi giai đoạn 1 và xử lý các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ giải ngân đảm bảo theo kế hoạch vốn đã giao trong năm 2021.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Dự án sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của ACV tối thiểu khoảng 36.000 tỷ đồng, phần còn lại khoảng 63.000 tỷ đồng sử dụng vốn vay (không sử dụng bảo lãnh Chính phủ).

Dừng khai thác các chuyến bay đi và đến Thanh Hóa từ 4/7

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chấp thuận đề xuất của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ngừng khai thác các đường bay thương mại đi và đến sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) từ ngày 4/7.

Dừng khai thác các chuyến bay đi và đến Thanh Hóa từ 4/7

Dừng khai thác các chuyến bay đi và đến Thanh Hóa từ 4/7

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không thông báo tới các hãng hàng không và đơn vị liên quan về việc tạm dừng các đường bay tới sân bay Thọ Xuân từ 0h ngày 4/7.

Cục Hàng không cũng được giao xem xét, giải quyết theo đề nghị của hãng hàng không và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chuyến bay đặc biệt nhằm phục vụ vận chuyển nhân viên y tế, trang thiết bị y tế.

Đơn vị này cũng sẽ chủ trì, phối hợp với ngành y tế và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh Nghệ An theo dõi tình hình dịch bệnh để có điều chỉnh khai tác vận tải hàng không đi và đến tỉnh Thanh Hóa kịp thời.

Trước đó ngày 2/7, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép tạm dừng khai thác các đường bay thương mại đi và đến sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) ngay trong ngày 2/7.

Theo văn bản, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa và vùng lân cận đã tăng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ các địa phương khác đến Thanh Hóa và ngược lại.

Do đó, UBND Tỉnh đề nghị tạm dừng khai thác các đường bay đến sân bay Thọ Xuân để hạn chế, giảm thiểu tình trạng lây lan, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống dịch Covid-19 trên địa bàn, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Chợ đầu mối Hóc Môn đóng cửa thêm 11 ngày

Chợ Hóc Môn sẽ tiếp tục tạm dừng các hoạt động tập kết giao hàng trực tiếp tại địa bàn đến ngày 15/7, muộn hơn 11 ngày so với kế hoạch trước đó (từ ngày 28/6 đến 4/7).

Chợ đầu mối nông sản Hóc Môn

Chợ đầu mối nông sản Hóc Môn

Giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn Nguyễn Tiến Dũng cho biết, do diễn biến dịch ở huyện Hóc Môn đang phức tạp, chợ đầu mối nông sản Hóc Môn phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động.

Hiện nay 3 xã, một thị trấn tại huyện đã phong tỏa, chợ Hóc Môn cũng nằm trong địa phận đó nên phải quyết định tạm dừng hoạt động thêm 11 ngày.

Sau khi có quyết định, Công ty đã gửi thông báo khẩn qua các kênh thông tin về việc tiếp tục tạm dừng các hoạt động tập kết giao hàng trực tiếp tại chợ đến các thương nhân, thương lái.

Ngoài ra, chợ cũng đề nghị các thương nhân nộp bảng cam kết thực hiện các quy định phòng chống dịch Covid-19, danh sách người trực tiếp kinh doanh và lao động phụ việc… trước ngày 13/7 để chuẩn bị cho chợ mở cửa hoạt động trở lại.

Hiện ban quản lý chợ đang cấp bách lấy 1.500 mẫu xét nghiệm tại các xã, thị trấn cho toàn bộ thương nhân, lao động tại chợ.

Ngày 1/7, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Dương Hồng Thắng ký quyết định siết chặt biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại thị trấn Hóc Môn, xã Bà Điểm, Tân Xuân, Xuân Thới Đông.

Ngoài các loại dịch vụ không thiết yếu thành phố đã yêu cầu dừng hoạt động, UBND huyện Hóc Môn yêu cầu tạm dừng thêm chợ truyền thống, chợ tự phát, người buôn bán hàng rong, bán vé số, các loại hình ăn uống tại chỗ và bán mang về phải tạm dừng hoạt động.

Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị Covid-19

Máy do nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp cùng doanh nghiệp chế tạo để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 giai đoạn 3, được Bộ Y tế cấp phép.

Máy cung cấp lượng khí oxy y tế cao tới 60 lít/ phút, hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 giai đoạn 3

Máy cung cấp lượng khí oxy y tế cao tới 60 lít/ phút, hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 giai đoạn 3

Từ tháng 5, nhóm nghiên cứu phối hợp với một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị y tế để chế tạo máy oxy dòng cao BKVM-HF1 dùng trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, giảm nguy cơ đặt ống thở máy.

PGS.TS Vũ Duy Hải, Giám đốc Trung tâm Điện tử y sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, thành viên chính nhóm nghiên cứu cho biết, từng nghiên cứu dòng máy thở từ trước, nhóm nghiên cứu không gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nên chỉ sau 2 tuần, sản phẩm thử nghiệm đầu tiên được hoàn thiện. Máy được chuyển đến các đơn vị đánh giá tiêu chuẩn cũng như các thông số kỹ thuật và đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành để có thể sản xuất số lượng lớn.

Máy có chức năng hỗ trợ người bệnh hô hấp bằng cách cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao lên tới 60 lít/phút, với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). Dòng khí thở được ổn định ở 37 độ C với độ ẩm bão hòa, giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.

Theo PGS.TS Vũ Duy Hải, đến giữa tháng 6, máy được Bộ Y tế quyết định lưu hành và chuyển 30 sản phẩm đầu tiên tới TP.HCM và Bắc Giang, dùng trong phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn 3 (trong 5 giai đoạn). Bệnh nhân giai đoạn này được chẩn đoán dương tính SARS-CoV-2, bị suy hô hấp và tổn thương phổi, nhưng vẫn có thể thở được.

PGS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Theo các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, nếu được sử dụng máy oxy dòng cao này, 60 - 70% bệnh nhân mắc Covid-19 được hồi phục, không bị nặng thêm và không phải sử dụng máy thở".

Hiện công nghệ được chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất mở rộng và được phép thương mại, với giá 50 triệu đồng/máy (bằng 1/2 so với giá của sản phẩm nhập ngoại).

Dừng bay TP.HCM - Huế từ 0h ngày 5/7

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chấp thuận đề xuất của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ngừng khai thác đường bay TP.HCM - Huế từ ngày 5/7.

Đường bay TP.HCM - Huế sẽ dừng khai thác từ 0h ngày 5/7 để phục vụ chống dịch

Đường bay TP.HCM - Huế sẽ dừng khai thác từ 0h ngày 5/7 để phục vụ chống dịch

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không thông báo tới các hãng hàng không và đơn vị liên quan về việc tạm dừng khai thác đường bay TP.HCM - Huế từ 0h ngày 5/7.

Cục Hàng không cũng được giao xem xét, giải quyết theo đề nghị của hãng hàng không và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chuyến bay đặc biệt nhằm phục vụ vận chuyển nhân viên y tế, trang thiết bị y tế.

Đơn vị này cũng sẽ chủ trì, phối hợp với ngành y tế và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế theo dõi tình hình dịch bệnh để có điều chỉnh khai tác vận tải hàng không đi và đến Huế kịp thời.

Như vậy, đã có 8 đường bay nối TP.HCM với các tỉnh thành đã được yêu cầu ngừng khai thác để phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Thành phố Vinh hết cách ly xã hội từ 0h ngày 3/7

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An quyết định kết thúc cách ly xã hội với thành phố Vinh sau 14 ngày áp dụng Chỉ thị 16.

Thành phố Vinh hết cách ly xã hội từ 0h ngày 3/7

Thành phố Vinh hết cách ly xã hội từ 0h ngày 3/7

TP. Vinh với hơn nửa triệu dân sẽ chuyển sang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 3/7. Lãnh đạo Tỉnh cho phép chính quyền địa phương bổ sung một số biện pháp phòng dịch phù hợp.

Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long cho biết, lý do Tỉnh đưa ra quyết định trên bởi dịch Covid-19 trên địa bàn đã cơ bản đã được khống chế; các ca nhiễm Covid-19 trong những ngày gần đây đều thuộc diện F1 đã được cách ly từ trước.

Theo Chỉ thị 15, TP. Vinh tiếp tục dừng các sự kiện tập trung trên 20 người; không tụ tập 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện; thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các điểm công cộng; dừng các dịch vụ không cần thiết, chỉ các dịch vụ hàng hoá, thiết yếu được mở cửa...

Trước đó, Nghệ An cách ly xã hội toàn TP. Vinh từ 0h ngày 19/6, sau khi ghi nhận 11 ca nhiễm SARS-CoV-2; 13 chốt được dựng dựng lên tại các trục đường ra vào cửa ngõ Thành phố để kiểm soát phương tiện.

Chuyên đề