Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhiều dự án còn vướng giải phóng mặt bằng. Ảnh minh họa: Internet |
Trong đó, đối với nguồn vốn ngân sách Tỉnh, kế hoạch là 2.997,102 tỷ đồng; thực hiện 1.688,685 tỷ đồng, đạt 56,34%; giải ngân 1.665,283 tỷ đồng, đạt 55,56% kế hoạch. Nguồn ngân sách Trung ương theo kế hoạch là 1.882,529 tỷ đồng; thực hiện 1.020,386 tỷ đồng, đạt 54,2%; giải ngân 1.017,55 tỷ đồng, đạt 54,05% kế hoạch.
Đến nay, nhiều dự án được triển khai nhanh, một số đơn vị, dự án thực hiện đạt và vượt tiến độ, giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Thời gian qua, Tỉnh đã thực hiện quyết liệt việc giải phóng mặt bằng, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án; tổ chức kiểm tra, đôn đốc và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, giải quyết kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạch vốn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là nhiều dự án còn vướng giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, các dự án có quy mô lớn, thiết kế hai bước, thường quy trình thủ tục thực hiện rất dài (đấu thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế thi công - dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp).
Đặc biệt, giá cả nguyên nhiên liệu và vật liệu xây dựng tăng cao, nguồn cát san lấp tại một số khu vực, địa phương khan hiếm đã gây áp lực lên tiến độ thực hiện và giải ngân cho các dự án.
Trong quý IV/2022, Tỉnh sẽ tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, vừa thực hiện mục tiêu hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Đây là giai đoạn nước rút và Vĩnh Long đang tăng tốc để hy vọng có thể về đích như kế hoạch đề ra ban đầu.