Vì sao nhân dân tệ có thể khiến thị trường tiền tệ chao đảo?

Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá luôn là quá trình không hề dễ dàng, bởi các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu trên thực tế cơ chế mới sẽ hoạt động ra sao.
Vì sao nhân dân tệ có thể khiến thị trường tiền tệ chao đảo?

Nhân dân tệ đang được quốc tế hóa theo từng bước. Tuy nhiên, nói như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), đó là "quá trình học hỏi đầy đau đớn". Con đường ấy không hề bằng phẳng và Trung Quốc đang cố gắng trấn an thị trường sau những đợt cuồng phong.

Thị trường ngoại hối thế giới chủ yếu dựa trên giao dịch tại London và New York. Ở đó, người ta phân tích từng lời nói, từng giọng điệu và chiến lược của các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Điều này khá hợp lý bởi xét trên tổng số giao dịch, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm gần 90% và tỷ lệ này đối với đồng euro là 40%. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 2%. Ngoài ra, các quan chức của PBOC không thường xuyên công khai chính sách của mình như bà Janet Yellen - chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed hay ông Mario Draghi- Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB. 

Như vậy, vì sao một đồng tiền không được coi trọng lại khiến toàn bộ thị trường chao đảo? 

Giá trị của đồng nhân dân tệ ở thị trường hải ngoại là một trong những kênh biểu hiện nỗi sợ của nhà đầu tư về sức khỏe của nền kinh tế của Trung Quốc. Trong khi đó, việc tỷ giá trên thị trường nội địa vốn được kiểm soát rất khắt khe giờ đây được nới lỏng dần dần lại được các nhà đầu tư quốc tế nhìn nhận là lời xác nhận chính thức về kịch bản nhân dân tệ sẽ tiếp tục giảm giá trong tương lai. 

Tuy nhiên, đối với một vài chuyên gia, các thị trường mới nổi thường mang đến nhiều rủi ro. Trung Quốc quá lớn để xếp vào nhóm các thị trường mới nổi, nhưng thị trường này có nhiều điểm giống với nhóm mới nổi như số liệu thiếu và không đáng tin cậy. 

Đồng thời, thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá luôn là quá trình không hề dễ dàng, bởi các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu trên thực tế cơ chế mới sẽ hoạt động ra sao. 

Vì sao PBOC không công khai chính sách như Fed hay ECB? 

Sự phát triển của các ngân hàng trung ương luôn song hành với sự phát triển của đất nước. PBOC không tiếp xúc nhiều với báo giới nhiều như Mỹ hay châu Âu. 

Tuy thị trường này chưa minh bạch, cũng không thể phủ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển rất mạnh mẽ và PBOC đang có nhiều bước tiến. Chỉ 1 năm trước Ngân hàng trung ương Anh (BoE) mới bắt đầu đưa ra chi tiết về cuộc họp về lãi suất cùng với quyết định của mình. Và, đến những năm 1980, Fed vẫn hành động tương tự như PBOC, tức không công khai đưa ra lãi suất căn bản và để thị trường đồn đoán.

So với trước, PBOC đã đưa ra nhiều thông tin hơn để giải thích vì sao Trung Quốc thay đổi chính sách ngoại hối và cách quản lý đồng nhân dân tệ. Tháng trước, PBOC đã đưa ra danh sách các đồng tiền có trong rổ tiền tệ để đánh giá giá trị đồng nhân dân tệ. 

Nếu PBOC đã đưa ra giỏ tiền tệ, sao chúng ta vẫn phải dựa trên tỷ giá đồng nhân dân tệ và USD? 

Tỷ giá nhân dân tệ được tính theo rổ tiền tệ với nhiều đồng tiền, nhưng các nhà đầu tư sẽ giao dịch theo "cặp": USD-EUR, USD-yen và USD-nhân dân tệ. Các chỉ số của thị trường được cập nhật từng phút, dựa trên các "cặp" này. 

Tại sao giá trị của đồng nhân dân tệ vẫn bị coi là "cố định"? 

"Ngựa quen đường cũ", những thói quen lâu ngày rất khó sửa. Trước khi chính sách của PBOC được thay đổi trong tháng 8 thì nhân dân tệ được neo vào tỷ giá cố định với biên độ giao động 2%. 

Chính sách "cố định" tỷ giá không còn phù hợp với thị trường hiên nay nên các bên mua bán tiền tệ và các nhà phân tích miễn cưỡng từ bỏ việc phân tích cá phát ngôn từ phía PBOC. 

Vậy làm thế nào để bình ổn được tỷ giá đồng nhân dân tệ? 

Thời gian chính là liều thuốc tốt nhất. Các nhà giao dịch đều biết rằng PBOC có thể dùng nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ để ngăn đồng nhân dân tệ trượt giá bất cứ lúc nào và PBOC đã từng làm việc này. 

Một cách giải thích cho các động thái của Trung Quốc là nước này không muốn đồng nhân dân tệ yếu hơn nữa và không muốn các biến động làm các nhà đầu cơ quá cảnh giác. Về điều này, ít nhất Trung Quốc đã thành công. 

Chuyên đề

Kết nối đầu tư