Tương lai mù mịt của đồng Nhân dân tệ

Theo Bloomberg, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn

Trước khi bị phá giá vào tháng 8/2015, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc làm khuynh đảo thị trường tiền tệ toàn cầu khiến nhiều quỹ đầu tư lớn đặt cược chống lại đồng tiền này.

Hiện tại, một số những dự báo tương tự được đưa ra, cảnh báo rằng sẽ có tình trạng hỗn loạn khi dự trữ Nhân dân tệ, đặc biệt khi nền Trung Quốc đang khiến các nhà đầu tư lo lắng.

Xu hướng thương mại phổ biến

Chuyên gia Jim Walker của tập đoàn Asianomics đã từng dự báo về bước nhảy vọt của đồng nội tệ Trung Quốc trước khi đồng tiền này đạt đỉnh điểm vào tháng 1/2014. Vị chuyên gia này cũng nhận định về tình trạng suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ - sẽ ở mức thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ.

Raoul Pal – người xuất bản báo cáo đầu tư vĩ mô toàn cầu – cũng cho rằng đồng Nhân dân tệ sẽ bị suy yếu, trong khi bất ổn địa chính trị ở khu vực Trung Đông tiếp tục gia tăng khiến ngân sách của một số cường quốc dầu mỏ bị co hẹp lại.

Nhiều nhà phân tích nhận định, Nhân dân tệ sẽ tiếp tục đi xuống khi nền kinh tế Trung Quốc ngày càng ảm đạm, viễn cảnh kinh tế thế giới không sáng sủa, và thương mại hàng hóa ở mức thấp nhất trong vòng 15 năm.

Các nhà đầu tư quan tâm tới Nhân dân tệ đang xem xét xu hướng thương mại phổ biến nhất hiện nay. Sau khi Nhân dân tệ bị mất giá, nhiều nhà quản lý, trong đó có David Tepper của quỹ đầu cơ Appaloosa Management và Kyle Bass của quỹ đầu tư Hayman Capital Management, đã thể hiện quan điểm không mấy lạc quan về đồng tiền này. Giá trị của Nhân dân tệ ngày càng sụt giảm trên thị trường thế giới khiến các nhà đầu tư e ngại khi mua vào, và điều này càng làm gia tăng rủi ro khi lựa chọn Nhân dân tệ để dự trữ.

Kyle Bass bày tỏ quan ngại về nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, và có thể sẽ khuấy đục nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vị này không chắc ngân hàng Trung Quốc có đủ tiền để vượt qua, đặc biệt là khi nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại.

Jim Chanos - nhà sáng lập và quản lý quỹ Kynikos Associates – cũng cho rằng các ngân hàng Trung Quốc đang có khủng hoảng về vốn, và nền kinh tế nạp đầy nợ là không bền vững.

Giá trị Nhân dân tệ tụt dốc

Nhân dân tệ phải đối mặt với đà sụt giảm liên tiếp. Trong 2 thập kỷ qua, giá trị của đồng tiện này đã “bốc hơi” tới hơn 7% so với đồng USD.

Các chuyên gia cũng cho biết xu hướng của đồng tiền này rất khó lường. Chính vì thế giới đầu cơ đồng Nhân dân tệ tỏ ra hoang mang khi “ôm” lượng lớn đồng nội tệ của Trung Quốc trong kho dự trữ.

Nhiều chuyên gia dự báo Nhân dân tệ sẽ đi xuống

Chris Morrison - giám đốc chiến lược quỹ vĩ mô của Omni - cho biết, gần đây Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, giảm 1,4% xuống mức 6,59 Nhân dân tệ/USD trên thị trường Thượng Hải. Đồng tiền này sẽ giảm xuống mức 7 - 7,5 Nhân dân tệ/USD, phù hợp với xu hướng phá giá của các đồng tiền khác trên các thị trường mới nổi.

Mặc dù đồng Nhân dân tệ mất giá đã hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc nhưng điều này làm gia tăng rủi ro đối với những người vay nợ bằng ngoại tệ ở quốc gia này và tăng mối lo rằng, thực chất sự suy thoái kinh tế ở nền kinh tế lớn nhất châu Á này còn tồi tệ hơn nhiều so với số liệu công bố.

Hiện Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền có tầm quan trọng toàn cầu khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã quyết định đưa đồng tiền này của Trung Quốc vào giỏ tiền tệ dự trữ quốc tế (hay Quyền rút vốn đặc biệt - SDR) vào ngày 30/11. Quyết định của IMF có hiệu lực từ ngày 1/10/2016.

Việc Nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ thế giới được đánh giá là bước đột phá trong nỗ lực quốc tế hóa tiền tệ của Trung Quốc./.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư