Trump từ chối trả lời về việc công nhận kết quả bầu cử nếu thua

Giống cuộc tranh luận lần hai, Trump - Clinton không bắt tay nhau khi bước vào cuộc tranh luận lần ba. Hai ứng viên công kích nhau ngay khi bước vào tranh luận, có lúc đổ cho nhau là "con rối" của Nga.

Tranh luận kết thúc

Người điều phối cảm ơn Trump và Clinton đã tham gia cuộc tranh luận ứng viên tồng thống cuối cùng và tuyên bố kết thúc sự kiện.

Hai ứng viên không bắt tay nhau mà bắt tay người điều phối chương trình và xuống hàng ghế khán giả.


'Trong 10 kiếp nữa'

Ông Trump tuyên bố sẽ làm nhiều việc cho người Mỹ gốc Phi hơn những gì bà Clinton có thể làm "trong 10 kiếp nữa".


'Người đàn bà xấu xa'

Ông Trump gọi bà Clinton là một "người đàn bà xấu xa".


Tranh luận về Obamacare

"Tôi sẽ giảm thuế. Chúng ta sẽ phát triển kinh tế", Trump trả lời khi được hỏi về cách ông quản lý các chương trình phúc lợi xã hội.

"Nhưng điều đó không hỗ trợ cho các quyền lợi", người điều phối xen vào, cố định hướng cho ứng viên đảng đân chủ quay trở lại câu hỏi.

"Nhìn chung sẽ hỗ trợ", Trump trả lời, trước khi công kích Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền, tức Obamacare. Ông nói Obamacare là một thảm họa, sẽ bị tiêu diệt "bởi chính nó".


Người Mỹ bị mất việc làm

"Chúng ta đang đưa nó từ 1% lên 4%", ông Trump nói về GDP của Mỹ.

"Thật đáng buồn", ông nhắc đến các nhà sản xuất người nước ngoài "đang lấy đi việc làm của người Mỹ".


Trump cảnh báo về người tị nạn

Đề cấp tới Syria, Trump bắt đầu nói về việc người tị nạn Syria tràn vào Mỹ cũng như việc bà Clinton ủng hộ điều này.

"Hãy chờ xem những gì chúng ta sẽ phải chứng kiến trong những năm tới", ông nói.

Clinton đáp lời: "Tôi sẽ không để bất kỳ ai vào đất nước này mà chưa qua kiểm tra kỹ lưỡng" và kể cả "những người chúng ta không tin tưởng".


Clinton thảo luận về vùng cấm bay ở Syria

Tổng thống Obama từ chối lập vùng cấm bay ở Syria, người dẫn chương trình Wallace nói.

"Tôi nghĩ vùng cấm bay có thể giúp cứu nhiều người và thúc đẩy xung đột nhanh chóng kết thúc", Clinton nói, giải thích mục đích của vùng cấm bay là cứu người. Bà sẽ "giải thích rõ với phía Nga và Syria rằng vùng cấm bay là thứ vì lợi ích tốt nhất của người dân Syria".


'Aleppo là một thảm họa'

Người điều phối chất vấn Trump về các bình luận trước đây của ông, nói rằng Aleppo đã sụp đổ.

"Aleppo là một thảm họa", Trump nói.

Chris Wallace nhắc nhở Trump rằng vẫn còn gần 250.000 người sống tại đó.


'Google Donald Trump Iraq'

Clinton kêu gọi khán giả truy cập Google để tìm kiếm những tuyên bố trước đây của Trump về Iraq.

Bình luận đầu tiên của Trump được cho là ông ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq năm 2003, trong khi đó, Trump liên tục khẳng định ông phản đối chiến tranh Iraq ngay từ những ngày đầu.


"Những điều khủng khiếp"

Nhắc đến các email của John Podesta, người phụ trách chiến dịch tranh cử của bà Clinton, do Wikileaks công bố, ông Trump nói:

"John Podesta nói một vài điều kinh khủng về bà, và cậu bé, anh đã đúng. Podesta nói bà có bản năng thậm tệ". 


Trump nói về IS

"Tình trạng ở Mosul thật đáng buồn. Chúng ta từng có Mosul. Nhưng khi chúng ta rời đi, khi bà ấy rút tất cả lực lượng về, ta mất Mosul", ông Trump nói, đổ lỗi cho bà Clinton vì sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS).

"Điều gì đã xảy ra với yếu tố bất ngờ vậy?", Trump hỏi, nhắc đến việc tất cả các thủ lĩnh IS đều đã rời khỏi Mosul.


Bộ binh ở Iraq

Clinton nói bà "cảm thấy được khích lệ" bởi lực lượng đặc nhiệm đang giúp đỡ binh sĩ Iraq nhưng không ủng hộ điều bộ binh đến nước này.


Giải Emmy bị dàn xếp?

Bà Clinton nói ông Trump bắt đầu than vãn rằng giải thưởng phim truyền hình Emmy bị dàn xếp khi ông không giành được giải.

"Bà ấy nên có một giải", Trump nói xen vào.


'Tâm trí bị đầu độc'

Người dẫn chương trình hỏi liệu ông Trump có chấp nhận kết quả bầu cử hay không.

"Tới thời điểm đó, tôi sẽ xem xét", Trump trả lời. "Những gì tôi nhìn thấy thật tồi tệ, truyền thông cũng tồi tệ... Chúng đầu độc tâm trí của cử tri nhưng không may cho họ cử tri đã nhìn thấu tất cả".

Người điều phối tiếp tục thúc ép Trump đi vào trọng tâm.

"Đến lúc thì tôi sẽ nói... Tôi sẽ để mọi người chờ trong hồi hộp".


Chiến dịch chống lại Trump

Tỷ phú nói "bạn bè của các bạn ở Wall Street" đang trả tiền cho các chiến dịch chống lại ông.


Trump công kích quỹ Clinton

Trump nói quỹ Clinton là "một doanh nghiệp tội phạm", nhận tiền từ người Arab Saudi, chuyên hành quyết người đồng tính nam và không đối xử tốt với phụ nữ. Theo Trump, người dân Haiti "ghét" nhà Clinton.

"Bill và tôi đã giúp đỡ Haiti trong nhiều năm", bà Clinton nói, nhấn mạnh 90% số tiền trong quỹ Clinton đều "đi đến những nơi thiếu thốn".

Clinton nói bà "cảm thấy vui khi đưa ra so sánh với Quỹ Trump, chi tiền cho một bức chân dung của Trump". "Ai đã làm điều đó?", bà hỏi.


'Đen tối và nguy hiểm'

"Một tầm nhìn đen tối và nguy hiểm", Clinton nói về các cuộc vận động tranh cử của Trump mà theo bà là rất bạo lực.

Trump phản bác, cho rằng tình trạng bạo lực tại các buổi vận động của ông có nguyên nhân từ bà Clinton.


'Coi thường phụ nữ'

Bà Clinton dẫn lại lời ông Trump nhận xét về những người cáo buộc ông sờ soạng họ: "Nhìn cô ta kìa, Tôi không nghĩ vậy" hay "Đó không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi".

"Donald nghĩ coi thường phụ nữ khiến ông vĩ đại hơn", bà Clinton nói. "Đó là con người Donald. Tất cả phụ thuộc vào chúng ta để quyết định chúng ta là ai, đất nước chúng ta là gì. Hãy đứng lên và thể hiện rõ ràng điều ta kỳ vọng vào tổng thống tương lai của chúng ta".


'Tôn trọng phụ nữ'

"Không ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi", Trump nói.

Người điều phối chương trình phải yêu cầu đám đông trong khán phòng ngừng la ó, chế giễu.

"Mọi người, im lặng nào", ông nói.


'Bà ấy đưa IS đến cho chúng ta'

Ông Trump cáo buộc bà Clinton là người dẫn tới nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS). 

"Bà ấy sẽ chẳng tiêu diệt được ai cả", ông nói.


'30 năm kinh nghiệm'

Clinton nhắc về quá khứ, so sánh những việc bà đã làm trong 30 năm trước với Trump.

Khi Clinton ở trong phòng tình huống giúp tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden, "ông ấy đang tổ chức chương trình Celebrity Apprentice (Học làm Ngôi sao)", bà nói. Ứng viên đảng Dân chủ tiếp tục nhắc đến việc Trump phải làm việc với Bộ Tư pháp trong những năm 1970 trong khi bà đấu tranh vì trẻ em. 


Trump công kích Clinton về TPP

Trump cáo buộc Clinton bí mật ủng hộ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại mà bà từng tuyên bố phản đối.

"Khi tôi thấy bản thỏa thuận TPP cuối cùng, tôi phản đối nó", Clinton trả lời, cho rằng nó "không đáp ứng được các tiêu chuẩn của bà".


'Nước mắt cá sấu'

"Chỉ có một người đứng trên sân khấu này đang chuyển việc làm của chúng ta sang Mexico, đó là Donald", bà Clinton nói.

Bà Clinton lên án ông Trump vì chỉ nhỏ "những giọt nước mắt cá sấu" vì tình trạng mất việc làm ở Mỹ, trong khi vẫn chấp nhận thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào thị trường Mỹ.

Bà cho biết chính thép Trung Quốc được dùng để làm sòng casino của Trump.

Trump đáp: "Vấn đề là bà nói nhưng chẳng hoàn thành được việc gì cả".


Clinton ca ngợi chính sách kinh tế của Obama

"Khi ông tiếp nhận mức độ kinh tế tồi tệ như Tồng thống Obama từng nhận, đó là một tình huống rất nguy hiểm", bà Clinton nói.

Bà cho rằng Tổng thống Obama đã cứu kinh tế Mỹ nhưng ông chưa nhận được sự công nhận tương xứng. "Cá nhân tôi tin những bước đi Tổng thống Obama thực hiện đã cứu kinh tế Mỹ", Clinton nói. "Chúng ta đang đứng vững nhưng chưa thể chạy".


Trump: 'Đất nước chúng ta đang chết'

Trump công kích Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (Nafta) do cựu tổng thống Bill Clinton, chồng bà Hillary, ký.

"Thuế tăng quá cao với kế hoạch của Hillary Clinton", Trump nhận xét về kế hoạch kinh tế của đối thủ.

Trump cho biết ông sẽ đàm phán lại Nafta và nếu không thể làm thế, ông sẽ hủy bỏ nó và triển khai những thỏa thuận mới.

Trump thêm rằng ông có kế hoạch cắt giảm một số khoản thuế.

"Chúng ta sẽ khiến guồng máy hoạt động trở lại bởi đất nước chúng ta đang chết", ông kết luận.

Ảnh: Reuters


Trump: 'Tôi yêu NATO'

Trump nói: "Tôi yêu NATO, nhưng họ vẫn phải trả tiền".

Ảnh: Reuters


Đấu khẩu về thuế

Clinton nói Trump có thể khiến Mỹ mất ba triệu việc làm vì kế hoạch giảm thuế đối với giới nhà giàu của Trump.

Trump cho biết ông sẽ "giảm thuế quy mô lớn, giảm thuế doanh nghiệp và khởi động lại động cơ".


'Ông là một con rối'

Bà Clinton nói Tổng thống Vladimir Putin muốn ông Trump trúng cử vì nhà lãnh đạo Nga muốn tổng thống Mỹ là một con rối. 

"Bà mới là một con rối", ông Trump đáp trả. 

Ảnh: Reuters


WikiLeaks

Người điều phối hỏi Clinton về bài phát biểu của bà trước một ngân hàng, trong đó bà có nói đến việc mở cửa thương mại và biên giới.

Clinton cho biết bà chỉ nói về chính sách năng lượng. Bà tố Nga theo dõi các công dân Mỹ, gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống".

"Cuối cùng, liệu Donald Trump có thừa nhận điều này? Và liệu ông ấy có từ chối (Tổng thống Nga) Putin?", bà nói. 

Ảnh: Reuters


Trump 'lặng thinh'

Clinton nói kế hoạch trục xuất người nhập cư của Trump không phù hợp khi áp dụng với cả một quốc gia.

Bà cho biết ông Trump đã "lặng thinh" khi gặp Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto để thảo luận về kế hoạch xây bức tường ngăn cách biên giới mà ông đề xuất.

Trump đáp lại, khẳng định ông đã có một cuộc gặp tuyệt vời với Tổng thống  Mexico và thêm rằng bà Clinton thực chất cũng "muốn một bức tường như thế" nhưng không thể hoàn thành nó một thập kỷ trước.


Chính sách chia cắt đất nước

Bà Clinton nhắc đến một số khách mời của mình đến dự cuộc tranh luận hôm nay, họ hoặc những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp hoặc được sinh ra trong các gia đình không có giấy tờ chính thống. 

Bà cũng lên án "lực lượng trục xuất người nhập cư" của ông Trump, cho rằng nó không thực tế.

"Đó là một ý tưởng không giúp kết nối chúng ta, đó là ý tưởng chia cắt đất nước chúng ta", bà nói.

Cựu ngoại trưởng cũng cho hay ông Trump đã "bóc lột" những lao động bị trả lương thấp và không có chế độ tương xứng để xây tòa tháp mang tên ông, Trump Tower.


Người nhập cư

"Người nhập cư là vấn đề chia rẽ hai người nhiều nhất", người điều phối nói.

Nhắc đến 4 người mẹ, có con bị người nhập cư trái phép vào Mỹ sát hại, ngồi trong hội trường, Trump nói "chúng ta phải kiểm soát biên giới mạnh mẽ hơn. Chúng ta phải đẩy ma túy ra khỏi đất nước".

"Bà ấy muốn có biên giới mở", Trump cáo buộc Clinton. "Chúng ta đã có một số kẻ xấu và phải loại bỏ họ. Tất cả chúng ta đều muốn xây các bức tường".


Trump phản đối phá thai

"Chính phủ không nên can thiệp vì đây là quyết định mang tính cá nhân nhất", bà Clinton nói về việc phá thai.

Trump trong khi đó phản đối, ông nhấn mạnh bà Clinton có thể không cảm thấy có vấn đề gì với việc phá thai nhưng ông thì có.


Tranh luận về phá thai

Nếu Tòa án Tối cao phủ nhận Roe v Wade, vụ kiện cho phép hợp pháp phá thai ở Mỹ, "nó sẽ là vấn đề của từng bang" và "mỗi bang sẽ ra một quyết định", Trump nói.

Clinton nói bà ủng hộ phụ nữ có quyền ra quyết định "khó khăn nhất, riêng tư nhất" này. Bà nhắc đến bình luận trước đó của Trump rằng một phụ nữ nên bị trừng phạt vì phá thai. 


Trump tự hào vì hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ ủng hộ

Khi người điều phối Wallace hỏi về việc ông phản đối bất cứ quy định nào về kiểm soát súng đạn, tỷ phú Trump nhắc đến Chicago, rằng thành phố có luật kiểm soát nghiêm ngặt nhất nước nhưng nơi này cũng nằm trong số địa điểm có tỷ lệ bạo lực do súng đạn cao nhất.

Trump nói thêm ông cảm thấy tự hào vì hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) ủng hộ mình.


Trump công kích thẩm phán tòa án

Trump công kích Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg, người từng gọi ông là một "tên lừa đảo " nhưng sau đó đã xin lỗi vì phát ngôn bất ngờ của mình về chính trị.

"Những thẩm phán mà tôi sẽ chỉ định, tôi đã nêu tên khoảng 20 người, họ sẽ phản đối phá thai và án tử", ông cho biết thêm. "Họ sẽ có xu hướng bảo thủ" và "họ sẽ bảo vệ Tu chính án thứ hai".

"Họ sẽ truyền tải hiến pháp theo cách mà những người sáng lập mong muốn và tôi tin rằng điều đó rất rất quan trọng", nhà tài phiệt New York nhấn mạnh.

Ảnh: Reuters


Tu chính án Thứ hai

Clinton nhấn mạnh bà không muốn tước súng của tất cả mọi người nhưng muốn kiểm soát súng một các phù hợp.

"Tôi ủng hộ Tu chính án Thứ hai", Clinton nói. "Nhưng tôi tin rằng có thể và phải có các quy định hợp lý".

Tu chính án Thứ hai trong hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền sở hữu vũ khí của người dân Mỹ. Trump cáo buộc bà Clinton muốn xóa bỏ nó nhưng bà phủ nhận. Bà Clinton cho rằng ông Trump "đã sai" và "chúng ta có thể vẫn duy trì Luật sửa đổi Thứ hai song song với ngăn xảy ra bạo lực súng đạn vô nghĩa".


Số người theo dõi có thể tăng trở lại

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống hôm 26/9 đạt mức kỷ lục trong lịch sử bầu cử Mỹ với 84 triệu người theo dõi. Tuy nhiên con số trong cuộc tranh luận thứ hai ngày 9/10 giảm mạnh, chỉ còn hơn 60 triệu người. 

Giới quan sát dự đoán số người theo dõi cuộc tranh luận hôm nay sẽ tăng trở lại.

Hai ứng viên bước vào cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters


Câu hỏi đầu tiên

Câu hỏi đầu tiên từ người điều phối Chris Wallace là về tòa án tối cao Mỹ. Ông/bà muốn chứng kiến tòa án đưa đất nước chúng ta đến đâu và quan điểm của ông/bà về cách diễn giải hiến pháp?

Hillary Clinton là người trả lời đầu tiên. Tòa án tối cao sẽ nêu ra "những vấn đề trọng tâm", bà Clinton nói.

Ứng viên đảng Dân chủ cho biết tòa án tối cao cần phải đứng "về phía người dân Mỹ, không phải đứng về phía các tập đoàn và giới nhà giàu". Bà đề cập đến nữ quyền, quyền của cộng đồng LGBT, bình đẳng trong hôn nhân.

Ảnh: Reuters


Hai ứng viên tổng thống bước ra sân khấu

Ông Trump và bà Clinton bước ra sân khấu, vẫy chào khán giả và nhanh chóng về bục của mình mà không bắt tay nhau. Bà Clinton mặc bộ suit trắng còn ông Trump mặc vest tối màu, thắt cà vạt đỏ, đứng cách đối thủ 15 m.


Các con và vợ của Donald Trump, bà Melania (đi đầu), bước vào hội trường. Ảnh: Reuters


 

Người ủng hộ bà Clinton háo hức chờ cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters


Chủ tịch ủy ban bầu cử phát biểu

Đồng chủ tịch ủy ban bầu cử tổng thống Frank Fahrenkopf và Mike McCurry phát biểu khi chỉ còn ít phút nữa cuộc tranh luận thứ ba diễn ra. Ảnh:Reuters


Người nhà Trump vào hội trường

Vợ, con gái ông Trump và ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa Mike Pence ngồi ở hàng ghế đầu phía bên phải.


Chiến thuật công kích đời tư của Trump

Theo bình luận viên Anthony Zurcher từ BBC News, tuần quan, Trump đã thể hiện những dấu hiệu cho thấy chiến dịch tranh cử của ông sẽ trở nên như thế nào. Thay vì tập trung truyền tải các thông điệp lạc quan xuất phát từ một người Cộng hòa mang cái nhìn mới mẻ về chính trị, ông Trump lại dành hầu hết thời gian đưa ra những cảnh báo u ám về tình hình tội phạm cũng như tình trạng kinh tế ủ dột ở Mỹ. Bên cạnh đó, những bê bối liên quan tới đoạn video ông khoe chuyện sờ soạng phụ nữ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của tỷ phú Mỹ.

Dựa trên những gì Trump thể hiện trong hai lần tranh luận trước cùng danh sách khách mà ông mời tới tham dự sự kiện lần này, bao gồm một phụ nữ từng cáo buộc cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, chồng bà Hillary, tấn công tình dục, và anh trai cùng cha khác mẹ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, giới chuyên gia đánh giá ông Trump sẽ tiếp tục áp dụng chiến thuật cũ là công kích vào đời tư đối thủ. Chiến thuật trên đến nay chưa thực sự phát huy hiệu quả.


Vì sao bang Nevada quan trọng đối với Trump

Donald Trump trở lại Nevada để tham gia cuộc tranh luận trực tiếp lần cuối, có vai trò quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Nevada từng "ưu ái" Trump, giúp ông chiến thắng trong bỏ phiếu sơ bộ để trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa. Đây cũng là nơi Trump vẫn được ủng hộ ngang ngửa bà Clinton ông gặp nhiều bê bối.

Khảo sát CNN/ORC gần đây nhất cho thấy 46% cử tri tiềm năng ủng hộ Clinton, 44% ủng hộ Trump và 7% ủng hộ ứng viên đảng Tự do Gary Johnson. Những con số này cho thấy sự ủng hộ Trump nhận được ở Nevada vẫn vững vàng dù khảo sát được thực hiện sau khi xuất hiện video quay năm 2005 cho thấy ông có lời lẽ khiếm nhã về phụ nữ.


Đặc vụ Mỹ đi xe golf tuần tra

Hai nhóm đặc vụ Mỹ kiểm tra an ninh trong và ngoài khu vực tranh luận của hai ứng viên bằng xe golf. Ảnh: Twitter


Vì sao tranh luận tổng thống Mỹ tập trung công kích cá nhân?

Việc công kích trực diện cá nhân và khả năng lãnh đạo trở thành xu hướng trong nhiều năm qua tại các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ, như một cách để các ứng viên giành sự ủng hộ của cử tri có thể đồng cảm với quan điểm chính trị của họ, theo nghiên cứu của Giáo sư Edward Hinck và đồng nghiệp tại trường Central Michigan University.

(Video: BBC) 


Donald Trump đến địa điểm tranh luận


Con trai Donald Trump bị kiện vì vi phạm bản quyền hình ảnh

David Kittos, nhiếp ảnh gia 48 tuổi đến từ Guildford, Anh, kiện Donald Trump Jr vì dùng bức ảnh ông chụp bát kẹo Skittles mà không xin phép.

"Tôi không ủng hộ chính sách của ông ấy. Tôi không bao giờ nhận tiền mua bản quyền từ ông ta", Kittos nói với BBC. "Năm 1974, khi 6 tuổi, tôi đi tị nạn từ đảo Cyprus nên tôi không bao giờ cho phép sử dụng bức ảnh này để phản đối người tị nạn".

Trump Jr, con trai cả của Donald Trump, cuối tháng 9 khiến mạng xã hội dậy sóng vì đăng ảnh bát kẹo Skittles và so sánh người tị nạn Syria với kẹo độc trên Twitter cá nhân.


Phi cơ chở hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton tại sân bay ở thành phố Las Vegas, bang Nevada, ngày 18/10. Ảnh: Reuters.


Donald Trump từng ca ngợi gia đình Clinton

"Hillary là một phụ nữ thông minh, cứng rắn. Bà ấy còn là một người rất tốt. Tôi biết rõ Hillary và chồng bà ấy. Họ là người tốt", Trump nói với kênh truyền hình địa phươngNY1 năm 2008. "Tôi cho rằng Bill Clinton là một tổng thống giỏi".


Trump mời anh trai Obama

Chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã mời Malik Obama, anh trai cùng cha khác mẹ với Tổng thống Barack Obama, đến dự tranh luận trực tiếp với tư cách là khách của Trump.

Dù sống tại Kenya, Malik vẫn là cư dân bang Maryland, nơi ông từng làm kế toán. Malik từng chỉ trích Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, đối thủ của Trump, và nói ông ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa.

Người quản lý chiến dịch của Trump Kellyanne Conway chụp ảnh cùng anh trai cùng cha khác mẹ của ông Obama, Malik Obama trước cuộc tranh luận. Ảnh: Twitter 


Tỷ lệ ủng hộ Trump giảm

Sau khi một đoạn video bị rò rỉ hôm 7/10 cho thấy ông Trump nói rằng ông có thể thoải mái sàm sỡ phụ nữ vì ông là một ngôi sao, tỉ lệ người ủng hộ ông đã sụt giảm, hàng chục nghị sĩ Cộng hòa cũng tuyên bố rút lại sự ủng hộ đối với tỷ phú. Nhiều phụ nữ sau đó lên tiếng cáo buộc ông tấn công tình dục họ, nhưng ông bác bỏ.

Cuộc khảo sát của Bloomberg thực hiện ngày 14 -17/10 với 1.006 cử tri cho kết quả bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm, với tỷ lệ 47% so với 38% của tỷ phú.


Thể thức

Bà Clinton và ông Trump có hai phút để trả lời câu hỏi từ Wallace lúc mở đầu mỗi phần tranh luận. Sau đó, họ sẽ tung ra các lập luận phản đáp đối thủ. Trong thời gian còn lại, Wallace sẽ mở rộng chủ đề phần tranh luận bằng những câu hỏi.

Hai ứng viên nhiều khả năng phải trả lời những câu hỏi khó liên quan đến các tranh cãi xoay quanh họ. Ông Trump có thể đối mặt với các chất vấn về việc có đến 9 phụ nữ công khai cáo buộc ông tấn công tình dục, sau khi video ông khoe khoang về việc sàm sỡ phụ nữ bị công khai. Trong khi đó, bà Clinton có thể phải giải thích về nội dung các cuộc nói chuyện được trả thù lao của bà cùng những lãnh đạo tài chính Phố Wall mà tổ chức Wikileaks vừa tung ra.


Người dẫn chương trình

Chris Wallace, người dẫn chương trình Fox News Sunday, sẽ đảm nhận vai trò điều phối viên. Wallace từng ba lần đoạt giải Emmy ở hạng mục người dẫn chương trình xuất sắc nhất nước Mỹ. Ông nổi tiếng với phong cách chất vấn quyết liệt.

Chris Wallace. Ảnh: Warp


Hillary Clinton và Donald Trump bước vào cuộc tranh luận tổng thống Mỹ thứ ba và cũng là cuộc tranh luận cuối cùng vào 21h ngày 19/10, theo giờ miền Đông ở Bắc Mỹ (8h sáng 20/10 giờ Hà Nội), tại Đại học Nevada, thành phố Las Vegas, bang Nevada.

Chris Wallace, người dẫn chương trình Fox News Sunday, sẽ đảm nhận vai trò điều phối viên. Wallace từng ba lần đoạt giải Emmy ở hạng mục người dẫn chương trình xuất sắc nhất nước Mỹ. Ông nổi tiếng với phong cách chất vấn quyết liệt.

Cuộc tranh luận được chia làm 6 phần cho 6 chủ đề, mỗi phần kéo dài 15 phút. Wallace chọn các chủ đề tranh luận gồm chính sách nhập cư, các chương trình phúc lợi và nợ công, tòa án tối cao, kinh tế, chính sách ngoại giao và tình trạng sức khỏe cũng như khả năng của mỗi ứng viên để làm tổng thống.

Chris Wallace, điều phối viên cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ. Ảnh: Wrap

Bà Clinton và ông Trump có hai phút để trả lời câu hỏi từ Wallace lúc mở đầu mỗi phần tranh luận. Sau đó, họ sẽ tung ra các lập luận phản đáp đối thủ. Trong thời gian còn lại, Wallace sẽ mở rộng chủ đề phần tranh luận bằng những câu hỏi.

Hai ứng viên nhiều khả năng phải trả lời những câu hỏi khó liên quan đến các tranh cãi xoay quanh họ. Ông Trump có thể đối mặt với các chất vấn về việc có đến 9 phụ nữ công khai cáo buộc ông tấn công tình dục, sau khi video ông khoe khoang về việc sàm sỡ phụ nữ bị công khai. Trong khi đó, bà Clinton có thể phải giải thích về nội dung các cuộc nói chuyện được trả thù lao của bà cùng những lãnh đạo tài chính Phố Wall mà tổ chức Wikileaks vừa tung ra.

Cuộc khảo sát của Bloomberg thực hiện ngày 14 -17/10 với 1.006 cử tri cho kết quả bà Clinton dẫn trước ông Trump 9 điểm, với tỷ lệ 47% so với 38% của tỷ phú.

Hội trường sẽ diễn ra cuộc tranh luận tổng thống Mỹ thứ ba. Ảnh: NYTimes 

Chuyên đề