Ảnh Internet |
Theo sắc lệnh được ban hành hôm thứ Hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đã có “bằng chứng đáng tin cậy” về việc Broadcom và các chi nhánh của công ty “có hành động đe dọa làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Mỹ”. Tổng thống Trump yêu cầu hai công ty này phải “ngay lập tức và vĩnh viễn từ bỏ kế hoạch tiếp quản”.
Broadcom đã có phản ứng mạnh mẽ trước động thái trên và không đồng ý cho rằng ý tưởng mua lại Qualcomm gây ra mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã đưa ra một loạt những mối lo ngại về vụ sáp nhập trong một bức thứ gửi tới hai công ty. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) cho biết họ đang xem xét “những rủi ro liên quan đến các mối quan hệ của Broadcomm với các công ty nước ngoài của bên thứ ba” cũng như “các ảnh hưởng an ninh quốc gia trước các ý định kinh doanh của Broadcom đối với Qualcomm”.
Bức thư gửi tới 2 công ty xác định mối lo ngại to lớn về việc tiếp quản sẽ khiến Mỹ tụt lại trong việc phát triển công nghệ 5G và chi phép Trung Quốc vươn lên dẫn đầu. Qualcomm nổi tiếng với các thiết bị mạng không dây 2G, 3G và đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu công nghệ 5G.
Broadcom sau đó đã tuyên bố sẽ cam kết đưa nước Mỹ “dẫn đầu toàn cầu về công nghệ 5G” nếu mua lại thành công Qualcomm. Bên cạnh đó, Broadcom cho biết cũng sẽ gây dựng một quỹ đào tạo các kỹ sư Mỹ trị giá 1,5 tỷ USD.
Động thái ngăn chặn thương vụ sáp nhập của Tổng thống Trump dựa trên đạo luật đã tồn tại hàng thập kỷ qua, cho phép Tổng thống có quyền ngăn chặn các công ty nước ngoài tiếp quản công ty Mỹ nếu xuất hiện mối lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia. Và đây không phải là lần đầu tiên đạo luận này được sử dụng.
Tháng 9 năm ngoái, ông Trump đã ngăn chặn thương vụ mua lại nhà máy sản xuất chip Lattice Semiconductors của Canyon Brigde Capital Partners, một công ty tư nhân có quan hệ với Trung Quốc.
Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cấm doanh nghiệp Trung Quốc mua lại một phần của Aixtron – công ty bán dẫn của Đức có hoạt động tại California (Mỹ).