Thúc đẩy hệ sinh thái AI tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 11/7, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Google khởi động Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam", một sáng kiến toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam.
Sáng kiến "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam" đánh dấu một chương mới quan trọng trong cam kết lâu dài của Google trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Ảnh: Lê Tiên
Sáng kiến "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam" đánh dấu một chương mới quan trọng trong cam kết lâu dài của Google trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Ảnh: Lê Tiên

Sáng kiến tập trung vào hai trụ cột chính: "Kiến tạo cho Nhân tài" và "Kiến tạo cho Doanh nghiệp". Mỗi trụ cột giải quyết các lĩnh vực then chốt để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ và củng cố nền tảng để tối đa hóa việc áp dụng AI.

Sáng kiến "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam" đánh dấu một chương mới quan trọng trong cam kết lâu dài của Google trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Sáng kiến này hướng đến Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 của Việt Nam, nhấn mạnh cam kết của Google trong việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số.

Nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á đã tăng trưởng vượt bậc, tăng gấp 8 lần chỉ trong 8 năm, đạt giá trị kinh tế 100 tỷ USD. Sự chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng này, kết hợp với sự sẵn sàng về AI của khu vực giúp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam dự báo có thể đạt được lợi ích kinh tế lên tới 835 tỷ USD từ AI vào năm 2030.

Theo thông tin tại sự kiện, Việt Nam đang đối mặt với một thách thức quan trọng, đó là sự thiếu hụt nhân sự và chuyên gia AI. Ước tính hiện nay chỉ có khoảng 300 chuyên gia AI trong lực lượng lao động Việt Nam. Sự khan hiếm nhân lực này cùng với việc thiếu hụt cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo AI chất lượng cao càng làm nới rộng khoảng cách giữa nhu cầu của thị trường và sự đáp ứng nguồn nhân lực.

Ngoài tình trạng thiếu hụt nhân tài, các startup về AI tại Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức khác như thiếu cơ hội tiếp cận với các chuyên gia và cố vấn hàng đầu về AI để đánh giá và thẩm định sản phẩm AI phù hợp với nhu cầu của thị trường; thiếu cơ hội tiếp cận các cơ sở hạ tầng, nền tảng và công cụ sẵn sàng cho doanh nghiệp, là những yếu tố thiết yếu cho việc phát triển, thương mại hóa và mở rộng quy mô sản phẩm AI của họ.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Lê Tiên

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Lê Tiên

Dưới tầm nhìn chung và sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC và Google hướng đến giải quyết những thách thức này nhằm thúc đẩy sự phát triển AI toàn diện tại Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam" là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua NIC và Google. Chương trình thể hiện cam kết và sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Google trong việc thúc đẩy hệ sinh thái AI tại Việt Nam nhằm trang bị cho nguồn nhân lực những kỹ năng cần thiết để nắm bắt cơ hội của kỷ nguyên AI, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ AI.

Một số hình ảnh tại sự kiện khởi động Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam" ngày 11/7/2024

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia , Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Google khởi động Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam". Ảnh: Lê Tiên

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia , Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Google khởi động Chương trình "Kiến tạo tương lai AI Việt Nam". Ảnh: Lê Tiên

Chuyên đề