Tháo gỡ tình trạng chậm chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Từ ngày 1/3 tới, Nghị định 02/2024/NĐ-CP ngày 10/1/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực, đi vào cuộc sống.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo đó, nghị định quy định công trình là tài sản công được chuyển giao theo quy định tại Nghị định này như: công trình điện là tài sản công giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tài sản công tại doanh nghiệp); Công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước do Ban Quản lý dự án, cơ quan, tổ chức, đơn vị làm chủ đầu tư (công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước); Công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;...

Nghị định nêu rõ, công trình được chuyển giao sang EVN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao; đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao...

Đề cập về sự cần thiết phải ban hành Nghị định này, trước đó, tại Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua đã có nhiều khó khăn trong việc quản lý, bàn giao, tiếp nhận các công trình điện đảm bảo an toàn, kịp thời phục vụ cung cấp điện mà nguyên nhân là do chậm bàn giao công trình điện là tài sản công sang EVN.

Chuyên đề