Tạo khung khổ pháp lý thuận lợi để DN tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0

(BĐT) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới và của Việt Nam trong tương lai không xa.
Tạo khung khổ pháp lý thuận lợi để DN tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0

Tâm điểm của cuộc cách mạng này chính là các nhà máy thông minh. Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Doanh nghiệp số - Đường tới Cách mạng công nghiệp 4.0” vừa được tổ chức ngày 20/7, tại Hà Nội.

Theo Bộ Công Thương, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến cơ hội cũng như thách thức cho Việt Nam. Do đó, việc chủ động tiếp cận các công nghệ tiên tiến, đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển mới của cuộc cách mạng này được Chính phủ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ.

Ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam nhận định, để tận dụng lợi thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tạo động lực cho doanh nghiệp. Cụ thể là việc mang đến các điều kiện cần thiết, cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp có thể tự tin tham gia cuộc cách mạng này.

Chuyên đề