#tăng trưởng xanh
Nhiều khu công nghiệp đã chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp sinh thái với nguồn vốn thực hiện từ khu vực tư nhân. Ảnh: Lê Tiên

Lan tỏa mô hình khu công nghiệp sinh thái

(BĐT) - Dự án Triển khai khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCNST toàn cầu vừa được tổng kết. Các nỗ lực xây dựng, chuyển đổi theo mô hình này đã lan tỏa và sẽ tiếp tục được duy trì. Nhiều địa phương coi mô hình KCNST là xu hướng phát triển tất yếu trong thời gian tới và lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Sắt thép là 1 trong 6 ngành hàng đầu tiên của Việt Nam chịu tác động từ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu áp dụng với hàng nhập khẩu. Ảnh: Tường Lâm

Doanh nghiệp ngành thép đối diện thách thức mới

(BĐT) -  Sắt, thép là 1 trong 6 ngành kinh tế của Việt Nam (điện, xi măng, phân bón, sắt và thép, nhôm và hóa chất) chịu tác động từ Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà Liên minh châu Âu (EU) áp dụng với hàng hóa nhập khẩu kể từ ngày 1/10/2023. Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, CBAM nói riêng và các cơ chế thương mại mới là thách thức lớn đối với ngành thép Việt Nam, song đây cũng là thời cơ phát triển mới nếu nắm bắt được cơ hội.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào năm 2019, nhu cầu đầu tư xanh của Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 ước tính khoảng 50 tỷ USD. Ảnh: Tường Lâm

Thúc doanh nghiệp chọn con đường tăng trưởng xanh

(BĐT) - Theo nhiều chuyên gia, tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để bảo đảm cân đối, hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế và đây là quá trình chuyển biến về tư duy hoạch định và thực thi chính sách của quốc gia cũng như tư duy, nhận thức trong sản xuất, tiêu dùng. Trong đó, thu hút đầu tư xanh, chuyển đổi xanh trong sản xuất là một số nhiệm vụ chiến lược quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đã và đang làm gắn với 2 câu chuyện: nhà máy xanh và sản phẩm xanh Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển động theo xu hướng xanh

(BĐT) - Từ ngày 15 tháng 12 năm 2023, Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có hiệu lực thi hành. Bộ chỉ tiêu này được xem là cơ sở để giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, đồng thời sẽ thúc đẩy các chủ thể trong nền kinh tế, nhất là các doanh nghiệp chuyển động theo xu thế xanh.
Số lượng công trình xanh trong các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp tăng lên đáng kể sau mỗi năm. Ảnh: Lê Tiên

Thêm động lực cho xây dựng xanh

(BĐT) - Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, yếu tố quan trọng là phải thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ mới. Trong lĩnh vực xây dựng, nhiều nhà thầu, nhà đầu tư đã chủ động xanh hóa quá trình thi công xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh ý thức trách nhiệm, sự chủ động của doanh nghiệp, cần có cơ chế ủng hộ, khuyến khích để đất nước có nhiều công trình xanh…
Tổng thống Mỹ Joe Biden quảng bá ô tô điện tại Triển lãm ô tô Detroit ở Mỹ vào tháng 9/2022

Những nền kinh tế đi đầu về tăng trưởng xanh

(BĐT) - Tăng trưởng xanh đã trở thành con đường tất yếu mà nhiều quốc gia trên toàn cầu theo đuổi. Theo FTSE Russell, vốn hoá thị trường của lĩnh vực kinh tế xanh đã tăng từ mức 2 nghìn tỷ USD năm 2009 lên hơn 7 nghìn tỷ USD năm 2021. Việc học hỏi các nước đi trước trong tăng cường nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng xanh là cần thiết để có những điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, giúp gia tăng hiệu quả của các hành động thực thi chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt Nam.
Việc xanh hóa quy trình sản xuất sẽ tạo lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trưởng xanh: Thời cơ và thách thức

(BĐT) - Sản xuất xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Chia sẻ với Báo Đấu thầu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu kịp thời nắm bắt, hòa nhịp với xu thế phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn..., đây sẽ là thời cơ để doanh nghiệp tạo ra đột phá, phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Hơn 10 năm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh tại Việt Nam đã góp phần giảm 12,9% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển bình thường. Ảnh: Tiên Giang

Cơ hội mới từ đường đua xanh

(BĐT) - Chuyển đổi xanh, kinh tế xanh không còn là chuyện nhận thức, mà là cuộc đua đang diễn ra trên toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Đường đua xanh đầy thách thức nhưng được coi là động lực tăng trưởng mới, tạo ra không gian phát triển mới nếu Việt Nam bứt tốc, tận dụng được cơ hội từ xu hướng phát triển của thế giới.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc

Doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh

(BĐT) - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các bên liên quan tổ chức nghiên cứu sâu để đề xuất các giải pháp tăng tốc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (TTX). 
Kiến tạo tương lai xanh

Kiến tạo tương lai xanh

(BĐT) - Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải hướng tới. Với Việt Nam, thực hiện tăng trưởng xanh là một phương thức đặc biệt quan trọng để hiện thực hóa khoảng 90% cam kết đối với Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng toàn bộ nền kinh tế cần có nỗ lực vượt bậc để đạt được các mục tiêu đã định.
Đầu tư công sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam trong các năm tới. Ảnh: Trần Chiến

Nửa chặng đường “biến nguy thành cơ” trong phục hồi, phát triển kinh tế

(BĐT) - Nền kinh tế Việt Nam đã đi qua nửa chặng đường của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021 - 2025, trong một bối cảnh khó khăn, thách thức đặc biệt chưa từng có. Kết quả đạt được của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, như một ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế thế giới u ám.
Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy có nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy chuyển đổi xanh: Càng sớm càng nhiều cơ hội

(BĐT) - Hàng trăm tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế đang chờ những cơ hội đầu tư khả thi, phù hợp, thông minh cho chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh. Việc Việt Nam có cam kết mạnh mẽ giảm phát thải các bon, xác định con đường tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đã và đang tạo sức hút mới với nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn cần những hành động kịp thời, cụ thể, những cơ chế chính sách rõ ràng hiện thực hóa cam kết để đón đầu dòng vốn này.
Ảnh minh họa: Internet

Tác động của tình hình thế giới tới khả năng thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

(BĐT) - Khi thế giới thay đổi, với tư cách là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh và năng động bậc nhất, có độ mở lớn và đã tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam không thể đứng yên. Nếu doanh nghiệp tận dụng tốt những lợi thế như vậy, nhanh chóng và tăng tốc hơn nữa thì có thể tạo ra nhiều giá trị lớn trong đổi mới sáng tạo.
Đây là năm thứ 25 Diễn VBF được hình thành cho đến nay. Chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Cộng đồng DN đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh”. Diễn đàn được tổ chức thành 2 phiên, gồm: phiên kỹ thuật và phiên cấp cao.

Con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực phát triển tăng trưởng xanh

(BĐT) -  Tăng trưởng xanh là xu thế của thời đại, vấn đề toàn cầu và là một chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030. Do đó, việc thiết kế chính sách phát triển kinh tế tăng trưởng xanh phải đảm bảo nhanh và bền vững, trong đó con người là trung tâm, chủ thể, vừa là nguồn lực vừa là động lực quan trọng nhất, tránh tình trạng “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”.
Toàn cảnh Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác Nhật Bản - Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh sau dịch bệnh Covid-19". Ảnh Lê Tiên

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác tăng trưởng xanh

(BĐT) - Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác Nhật Bản - Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh sau dịch bệnh Covid-19", một trong những sự kiện chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, vừa được diễn ra sáng 15/2 tại Hà Nội. Diễn đàn là nơi các chuyên gia và đại biểu cùng trao đổi những nội dung liên quan kinh tế xanh, phục hồi xanh, tăng trưởng xanh.
Chuyển đổi năng lượng sẽ là thành tố cốt lõi trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và mô hình chuyển đổi xanh

Chọn tăng trưởng xanh cho tương lai đất nước

(BĐT) - Đối với Việt Nam, tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nước ta chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các yếu tố bên ngoài. Có thể nói, tăng trưởng xanh là lựa chọn tất yếu, con đường đúng đắn để phát triển đất nước bền vững trong tương lai.
Chính sách hỗ trợ giá điện tái tạo chưa có định hướng cụ thể dẫn dắt, chính sách thiếu sự nhất quán, đồng bộ nên các chủ đầu tư rơi vào thế bị động. Ảnh: Nhã Chi

Gọi vốn tư nhân vào tăng trưởng xanh: Cách nào để đạt 184 tỷ USD?

(BĐT) - Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Việt Nam cần thêm khoản đầu tư tương đương 6,8% GDP mỗi năm, tương ứng tổng cộng 368 tỷ USD đến năm 2040, trong đó, nguồn huy động từ khu vực tư nhân khoảng 184 tỷ USD. Tuy nhiên, cách nào để huy động được nguồn vốn tư nhân cùng góp sức thực hiện mục tiêu trên là một bài toán hóc búa…
Hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được trách nhiệm xã hội và xây dựng các mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn. Ảnh minh họa: Internet

Doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sang mô hình kinh doanh tuần hoàn

(BĐT) - Tại Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam” tổ chức ngày 19/8, các ý kiến khuyến nghị doanh nghiệp (DN) cần chủ động xây dựng các chiến lược dài hạn đối với việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn để nắm bắt cơ hội mới.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại Hội thảo. Ảnh Việt Anh

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT gợi mở 5 vấn đề chuyển dịch năng lượng xanh

(BĐT) - Tại Hội thảo Tác động của COP 26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh diễn ra ngày 17/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc gợi mở 5 vấn đề liên quan để Việt Nam xây dựng một lộ trình hiệu quả cho chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, bền vững thời gian tới.