#tăng trưởng GDP
Năm 2025, tăng trưởng GDP sẽ được hỗ trợ nhờ các yếu tố tích cực về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Cơ hội và thách thức với tăng trưởng kinh tế 2025

(BĐT) - Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5% phản ánh kỳ vọng cải thiện hiệu quả nền kinh tế năm tới và có cơ sở để đặt ra kỳ vọng này. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế và giới chuyên gia chỉ ra những thách thức nền kinh tế phải đổi mặt và cho rằng, các thách thức cần phải được hóa giải từ nội lực mới có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2025 đạt kế hoạch, hướng đến mốc 8%.
Hiện thực hóa mục tiêu 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 là một minh chứng rõ nét cho tinh thần hành động, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo đà tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế Việt Nam vượt qua những “hải trình sóng gió”

(BĐT) - Dự và phát biểu tại các hội nghị Chính phủ với địa phương tổ chức vào đầu năm để triển khai nhiệm vụ, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều mong muốn Chính phủ, chính quyền các cấp cố gắng, nỗ lực phấn đấu để năm sau phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm trước. Trong hơn 2/3 chặng đường thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025, kết quả đạt được mỗi năm đều tích cực hơn, dù phải trải qua những hải trình “sóng gió” chưa từng có tiền lệ…
Tăng trưởng GDP năm 2024 được dự báo tích cực nhờ sự cải thiện đồng bộ của các động lực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Lạc quan mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 7%

(BĐT) - Tiếp nối đà tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, các cấu phần trọng yếu của nền kinh tế tiếp tục ghi nhận bước tiến khả quan trong tháng 7. Nhờ đó, nhiều tổ chức nghiên cứu kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt mức 6,5 - 7%. Đồng thời, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ tích cực của Chính phủ, cần chú trọng cải thiện năng lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam để nắm bắt cơ hội tăng trưởng nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi xanh… Ảnh: Lê Tiên

Gỡ vướng thể chế, tạo động lực bứt phá

(BĐT) - Kinh tế 7 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và cao hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Mục tiêu bứt phá để đạt tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7% đã được Thủ tướng Chính phủ nhắc lại tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024, với quan điểm chỉ đạo chung là tháng sau đạt kết quả cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thành quả năm 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.
Mức tăng trưởng tín dụng 6% trong nửa đầu năm 2024 phản ánh diễn biến tích cực của hoạt động sản xuất, kinh doanh và cho thấy các giải pháp kích cầu của Chính phủ đã “ngấm” dần vào nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Tín dụng được khai thông, kinh tế tiếp đà tăng trưởng

(BĐT) - Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực khởi sắc, thị trường bất động sản ấm lên là những lực đẩy chủ đạo giúp tăng trưởng tín dụng ghi nhận bước tiến đột phá trong tháng 6, góp phần tạo nên tăng trưởng GDP 6,42% trong nửa đầu năm 2024.
Với nền tảng tăng trưởng cao trong quý II, tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 6,3 - 6,5%. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng tăng trưởng GDP bứt phá, cán đích

(BĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, bình quân mỗi tháng có gần 18.400 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Con số này phản ánh những thách thức, khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt. Tuy nhiên, trong khó khăn, thách thức chung, nền kinh tế nước ta cũng ghi nhận những điểm sáng tích cực và nhiều quan điểm cho rằng, nếu tiếp tục có những chính sách trọng tâm, trọng điểm, tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt mục tiêu đề ra.
Việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công sẽ hỗ trợ cho tổng cầu trong ngắn hạn, kích thích tăng trưởng GDP. Ảnh: Lê Tiên

Rủi ro còn nhiều, làm sao đạt mục tiêu tăng trưởng?

(BĐT) - Dù có dấu hiệu phục hồi tích cực trong quý I, nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục chú trọng chính sách tài khóa, nhất là giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, đặc biệt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam dự báo đạt 5 - 5,2%, gần như cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Lê Tiên

Triển vọng sáng cho kinh tế Việt Nam năm 2024

(BĐT) - Trong bối cảnh kinh tế quốc tế nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn ghi nhận những tín hiệu phục hồi khá rõ nét. Các tổ chức quốc tế và giới phân tích cho rằng, quyết tâm tháo gỡ khó khăn cùng các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ sẽ là những yếu tố tạo ảnh hưởng tích cực với tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và tạo đà cho bước tiến của Việt Nam trong trung hạn.
Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai đầu tư công, củng cố lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư để bảo đảm tăng trưởng trong ngắn hạn. Ảnh: Tuấn Anh

Khơi thông sức sản xuất, đạt tăng trưởng trên 5%

(BĐT) - Trong 10 tháng đầu năm, nền kinh tế đã vượt qua nhiều thách thức và dần chuyển biến tích cực, song dự kiến có 5 chỉ tiêu khó đạt mục tiêu kế hoạch năm 2023. Giới nghiên cứu đánh giá tích cực về các giải pháp và sự quyết liệt của Chính phủ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, khuyến nghị cần có những cải cách mang tính đột phá để đạt được kết quả cao nhất trong năm nay và năm sau.
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, 76,3% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhận định đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý IV/2023 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III. Ảnh: Lê Tiên

Nắm cơ hội bứt phá trong chặng nước rút

(BĐT) - Dù còn nhiều yếu tố bất định bên ngoài và khó khăn, thách thức trong nước, nhưng theo nhiều kết quả khảo sát từ khu vực doanh nghiệp, niềm tin kinh doanh đang dần trở lại. Bên cạnh đó, trên khắp cả nước, các dự án đầu tư công cũng đẩy nhanh tiến độ để kịp về đích giải ngân. Tăng trưởng GDP trên 10% trong quý IV là rất khó, nhưng với xu hướng này, nhiều ý kiến cho rằng, có cơ hội để phấn đấu đạt mức tăng trưởng ở kịch bản điều hành cao nhất, từ đó tạo nền tảng tốt cho những năm tiếp theo.
Đến ngày 29/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92% so với cuối năm 2022, thấp hơn đáng kể so với con số gần 11% của cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Minh Dung

Kích dòng chảy vốn cho kịch bản tăng trưởng 6%

(BĐT) - Để GDP tăng trưởng 6% cả năm 2023, tăng trưởng GDP quý IV phải đạt 10,6%. Đây là kịch bản khả quan nhất trong 3 kịch bản tăng trưởng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2023.
Sự phục hồi của công nghiệp trong quý III là tín hiệu lạc quan cho triển vọng kinh tế các tháng cuối năm. Ảnh: Nhã Chi

Gia tăng áp lực tăng trưởng cho năm 2024 - 2025

(BĐT) - Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 4,24% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục cải thiện trong quý còn lại của năm 2023. Tuy nhiên, với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2023 có thể sẽ không cao như kỳ vọng. Theo các kịch bản tăng trưởng mà Tổng cục Thống kê xây dựng, áp lực đang dồn vào quý IV và 2 năm tiếp theo để đạt mức tăng trưởng mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025.
Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng sẽ tiếp tục là những động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Vượt thách thức, tạo đà tăng tốc kinh tế 2024

(BĐT) - Sau giai đoạn khó khăn, kinh tế Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP quý III/2023 được dự báo cao hơn đáng kể so với quý II/2023. Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu dự báo cả năm nay, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5 - 5,5%. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp hiệu quả và quyết liệt hơn trong thực thi để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Giải ngân đầu tư công được đánh giá là động lực tăng trưởng hàng đầu trong thời gian tới. Ảnh: Trần Chiến

Kích hoạt các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

(BĐT) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút tiếp tục có tác động tiêu cực đáng kể với nền kinh tế Việt Nam. Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục ở mức thấp với dự báo chỉ đạt 4,7% trong năm 2023. Lạm phát dự báo ở mức 3,5% năm 2023 và 3% trong năm 2024, 2025. Trước đó, WB dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay của Việt Nam ở mức 6%...
Các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Tiên

Khơi thông các động lực “mềm” hỗ trợ tăng trưởng

(BĐT) - Đi qua hơn nửa năm 2023, nhiều khó khăn, thách thức vẫn bao trùm lên hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, ADB, UOB mới đây dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 sẽ thấp hơn kế hoạch (6,5%). Bên cạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính, nhiều ý kiến đề xuất khơi thông các động lực tăng trưởng mềm như kinh tế số, kinh tế xanh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trụ lại và phát triển.
Nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế

Nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu về bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tổng cầu suy giảm là điều đáng quan ngại nhất đối với nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng GDP trong cả năm nay sẽ rất thách thức, song cần tiếp tục nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là giải ngân đầu tư công.
Việc tháo gỡ có hiệu quả các vướng mắc về giải ngân đầu tư công sẽ giúp nguồn vốn này trở thành cú hích cần thiết để kích hoạt các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng cú hích tăng trưởng GDP nửa cuối năm

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế quý II và cả năm nay của Việt Nam được dự báo thấp hơn so với mục tiêu trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, giới nghiên cứu kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện từ quý III nhờ cú hích từ các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, đặc biệt là giải ngân đầu tư công.
Trong quý I, khu vực công nghiệp và xây dựng, một trong những động lực chính của nền kinh tế, suy giảm 0,4%, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP. Ảnh: Lê Tiên

Gia tăng sức ép hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Quý I/2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 3,32%, là mức thấp thứ 2 trong giai đoạn 2011 - 2023. Kết quả này gây áp lực cho khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023. Mặc dù vậy, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vẫn có 3 động lực nổi bật giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng như Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Một môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mạnh dạn đổi mới sáng tạo để phát triển. Ảnh: Lê Tiên

Cải thiện môi trường kinh doanh từ gốc pháp lý

(BĐT) - Môi trường kinh doanh của một quốc gia bao gồm 7 thành tố cơ bản và là yếu tố quyết định tính hiệu quả của một nền kinh tế. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh đã và đang được cải thiện đáng kể, song nhìn từ góc độ cạnh tranh quốc gia và khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối bất động sản hiện nay cho thấy, môi trường kinh doanh cần phải được nhận diện và cải thiện mạnh mẽ, mới tạo nên động lực và sự an tâm cho cả nền kinh tế vận hành.