Sóc Trăng: 3 trụ cột chính cho phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tỉnh Sóc Trăng đang định hướng phát triển địa phương trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương án phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến nông lâm sản và chế tạo - hàng tiêu dùng; du lịch và dịch vụ hậu cần (logistics) và giao thông kết nối đồng bộ gắn với cảng cửa ngõ nước sâu. Các trụ cột này dự kiến đóng góp khoảng 80% GRDP và 85% việc làm vào năm 2030.
Hội thảo tham vấn về Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hội thảo tham vấn về Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nằm trong vùng ĐBSCL, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, lợi thế của Vùng, cũng vừa có những lợi thế riêng để phát triển. Với vị trí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, được ưu tiên phát triển hạ tầng như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề, cảng nước sâu Trần Đề..., Sóc Trăng có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, cả về nông sản vùng ngọt, lợ và mặn. Với 72 km bờ biển gắn với cửa sông Hậu, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ, đồng thời phát triển năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời.

Bên cạnh các tiềm năng, lợi thế nêu trên, do xuất phát điểm thấp, việc thu hút đầu tư vào Sóc Trăng cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như: vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quỹ đất khu công nghiệp tương đối lớn nhưng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, đạt yêu cầu và kỳ vọng của nhà đầu tư; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng chưa cao.

Tiềm năng, lợi thế riêng của tỉnh Sóc Trăng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tiềm năng, lợi thế riêng của tỉnh Sóc Trăng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một trong các quan điểm phát triển tại Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 sẽ là phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó, phát triển nhanh trên cơ sở tập trung nguồn lực để phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng có lợi thế; phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, lấy con người là trung tâm, khoa học - công nghệ làm động lực phát triển. Tận dụng tốt nhất cơ hội của CMCN 4.0.

Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế Tỉnh trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhất là tăng dần kinh tế số. Phát triển mạnh kinh tế biển và ven biển. Xây dựng hệ thống đô thị thành các trung tâm kinh tế, đô thị thông minh; các khu cụm công nghiệp và dịch vụ...

Tầm nhìn tới năm 2050, Sóc Trăng sẽ là tỉnh phát triển của cả nước, cực phát triển trung chuyển lớn trong hành lang kinh tế Đông - Tây và bán đảo Cà Mau; là một trung tâm công nghiệp xanh - cơ cấu kinh tế hiện đại - xã hội phát triển hài hòa. Phát triển xanh - bền vững là đích hướng tới trong các hoạt động kinh tế của Tỉnh.

Để hiện thực hóa, Sóc Trăng lựa chọn phương án đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng nhanh - bền vững, hiệu quả và tính khả thi cao hơn với việc phát triển kinh tế Tỉnh dựa trên 3 trụ cột chính là nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) và công nghiệp chế biến nông lâm sản và chế tạo - hàng tiêu dùng; du lịch và dịch vụ hậu cần (logistics) và giao thông kết nối đồng bộ gắn với cảng cửa ngõ nước sâu. Dự kiến, 3 cột trụ này đóng góp khoảng 80% GRDP và 85% việc làm vào năm 2030.

Chuyên đề