Quý I/2024, các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân đạt 5,4 nghìn tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều địa phương đã chủ động trình hội đồng nhân dân triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và chuyển nguồn kế hoạch vốn năm 2023 (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài) chưa giải ngân hết sang năm 2024.
Tính đến hết tháng 3/2024, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân được khoảng 1.716 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch. Ảnh: Nhã Chi
Tính đến hết tháng 3/2024, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân được khoảng 1.716 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch. Ảnh: Nhã Chi

Đến ngày 1/4/2024, có 47/48 địa phương đã giao chi tiết 24,87 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2024 của 3 CTMTQG, đạt 91,3% kế hoạch.

Ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 3/2024 của các CTMTQG khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng, đạt 21,2% kế hoạch, cao hơn tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước (13,67%) và cao hơn cùng kỳ năm 2023. Trong đó, CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ước đạt khoảng 2.627 tỷ đồng, đạt 19,5% kế hoạch; CTMTQG giảm nghèo bền vững giải ngân được khoảng 1.064 tỷ đồng, đạt 1,3% kế hoạch và CTMTQG xây dựng nông thôn mới được khoảng 1.716 tỷ đồng, đạt 26% kế hoạch.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức thực hiện các CTMTQG. Việc phân bổ, giao dự toán chi tiết nguồn ngân sách trung ương năm 2024 tại địa phương còn gặp khó khăn do một số nội dung thuộc các CTMTQG vướng mắc về quy định thực hiện; sự biến động về giá cả nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá sắt, thép, cát xây dựng nên các dự án phải thực hiện điều chỉnh dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn...

Chuyên đề