Quy hoạch lĩnh vực giao thông vận tải được rà soát định kỳ 5 năm

(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Trong đó, quy hoạch của lĩnh vực giao thông vận tải sẽ được rà soát theo định kỳ 5 năm hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
Nghị định số 56/2019/NĐ-CP  quy định chi tiết về việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được quy định tại Khoản 2 Điều 1, Khoản 6 Điều 2, Khoản 10 Điều 2, Khoản 2 Điều 3
Nghị định số 56/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được quy định tại Khoản 2 Điều 1, Khoản 6 Điều 2, Khoản 10 Điều 2, Khoản 2 Điều 3

Nghị định này quy định chi tiết về việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được quy định tại Khoản 2 Điều 1, Khoản 6 Điều 2, Khoản 10 Điều 2, Khoản 2 Điều 3 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành gồm: quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển; quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn; quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh liên quan đến quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải (sau đây gọi là quy hoạch).

Theo Nghị định, tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có các chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn như sau: 1) Chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có kinh nghiệm là chủ nhiệm dự án quy hoạch tối thiểu tương đương cùng cấp hoặc đã chủ trì thực hiện tối thiểu 2 quy hoạch cấp thấp hơn hoặc trực tiếp tham gia lập ít nhất 3 quy hoạch trong cùng lĩnh vực. 2) Chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc cùng lĩnh vực với quy hoạch cần lập, đã có 3 năm kinh nghiệm chuyên môn trong công việc đảm nhận. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải chịu trách nhiệm về nội dung theo hợp đồng, bao gồm cả số lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác và chất lượng của sản phẩm quy hoạch; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập quy hoạch.

Nghị định cũng quy định cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Bộ Giao thông Vận tải. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được giao trách nhiệm lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm quyết định cơ quan lập quy hoạch, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền. 

Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và trình nhiệm vụ lập quy hoạch; gửi hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức thẩm định; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định; tổ chức triển khai lập quy hoạch theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt; cung cấp đầy đủ tài liệu, cơ sở vật chất theo quy định cho Hội đồng thẩm định và các cơ quan có liên quan khi tham gia ý kiến, thẩm định phê duyệt quy hoạch.

Chuyên đề