Những địa danh ở Hà Nội gắn với Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Đến Hà Nội vào những ngày này, đừng quên ghé thăm những địa điểm, công trình gắn liền với sự kiện Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Là quảng trường lớn nhất Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu Cách mạng Tháng Tám thắng lợi hoàn toàn.
Là quảng trường lớn nhất Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu Cách mạng Tháng Tám thắng lợi hoàn toàn.
Quảng trường Ba Đình ngày nay là nơi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, cũng là địa điểm tham quan, vui chơi của nhân dân và du khách.

Quảng trường Ba Đình ngày nay là nơi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, cũng là địa điểm tham quan, vui chơi của nhân dân và du khách.

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (phường Tràng Tiền) là quảng trường nằm trước Nhà hát lớn Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh phát động Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (phường Tràng Tiền) là quảng trường nằm trước Nhà hát lớn Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh phát động Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.

Điểm đánh chiếm đầu tiên là Phủ Khâm sai Bắc Kỳ (sau này đổi tên thành Bắc Bộ Phủ). Bắc Bộ Phủ nay có địa chỉ số 12 phố Ngô Quyền, được tu sửa và sử dụng làm Nhà khách Chính phủ.

Điểm đánh chiếm đầu tiên là Phủ Khâm sai Bắc Kỳ (sau này đổi tên thành Bắc Bộ Phủ). Bắc Bộ Phủ nay có địa chỉ số 12 phố Ngô Quyền, được tu sửa và sử dụng làm Nhà khách Chính phủ.

Lực lượng tham gia cuộc mít tinh ngày 19/8/1945 đã đi qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), sau đó tỏa đi khắp các phố phường Hà Nội.

Lực lượng tham gia cuộc mít tinh ngày 19/8/1945 đã đi qua đường Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), sau đó tỏa đi khắp các phố phường Hà Nội.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào) là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8/1945. Tại một căn phòng của ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào) là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8/1945. Tại một căn phòng của ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Nhà số 48 phố Hàng Ngang đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa. Hiện nay, tầng 1 ngôi nhà được sử dụng làm phòng trưng bày chuyên đề.

Nhà số 48 phố Hàng Ngang đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa. Hiện nay, tầng 1 ngôi nhà được sử dụng làm phòng trưng bày chuyên đề.

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo là trụ sở Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội. Sáng 18/8/1945, Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội đã họp phiên đầu tiên tại đây.

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo là trụ sở Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội. Sáng 18/8/1945, Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội đã họp phiên đầu tiên tại đây.

Bảng thông tin tại ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo. Đây là một điểm di tích quan trọng gắn với Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Bảng thông tin tại ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo. Đây là một điểm di tích quan trọng gắn với Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Chuyên đề