Nhà thầu mong muốn có cơ chế điều chỉnh đơn giá xây dựng linh hoạt

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tại Đà Nẵng, hiện nay Công ty CP Xây dựng công trình 545 là nhà thầu thi công hai gói thầu: Tuyến ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan và Đoạn tuyến ĐT601 tại huyện Hòa Vang.
Ông Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng công trình 545

Ông Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng công trình 545

Thời gian qua, giá vật liệu tăng quá nhanh khiến Nhà thầu phải liên tục thay đổi các phương án thi công để kịp ứng vốn mua sắm thiết bị, vật liệu nếu không muốn bị các “bước nhảy” giá bỏ lại phía sau để rồi sau đó phải bù vào khoảng giá chênh lệch khi thanh quyết toán. Ví dụ tại một gói thầu, sau khi nghiệm thu, thanh quyết toán số tiền tương ứng với chi phí mua vật liệu thi công nhận về khoảng 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế nhà thầu đã phải bỏ ra khoảng 1,5 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng để mua vật liệu. Tốc độ tăng giá quá nhanh khiến tiến độ điều chỉnh phương án thi công vẫn không theo kịp.

Ở các gói thầu mà Công ty thực hiện, thời điểm ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, bắt đầu thi công thì giá dầu nhiên liệu trong hợp đồng chỉ khoảng 13.000 đồng/lít, nay đã tăng gần gấp đôi. Giá đất vật liệu nền theo quy định Nhà nước tại quyết định trúng thầu ở mức 44.000 đồng/m3, thì nay tăng gấp 3 lần. Đi kèm với đó là giá sắt thép theo hợp đồng gói thầu chỉ 11.000 đồng/kg, nay đã tăng lên gần 20.000 đồng/kg; giá xi măng, lương nhân công cũng tăng...

Nhà nước cần có cơ chế giám sát và điều chỉnh giá phù hợp để hỗ trợ nhà thầu, đồng thời cần giải ngân vốn ở các dự án đầu tư công kịp thời, ứng với khối lượng tương đương, chứ như hiện nay, các gói thầu sau khi hoàn thành, chi phí đều vượt xa so với chi phí được phê duyệt khi trúng thầu, nhà thầu phải bỏ ra nhiều hơn so với giá dự toán. Dù vậy, nhà thầu cũng phải cố gắng xoay sở, chấp nhận vay ngân hàng, đẩy tiến độ hoàn thành giá trị gói thầu và tiến độ chủ đầu tư giao, chờ được điều chỉnh đơn giá sau này.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư