(BĐT) - Năm 2023 được dự báo là một năm kinh tế có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là với khu vực doanh nghiệp (DN) khi các hoạt động cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh đã bị chùng xuống. Việt Nam thiếu vắng những cải cách đột phá trong khi việc cần làm là tạo luồng sinh khí mới cho phát triển năm 2023 cũng như dài hạn. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện cùng Báo Đấu thầu.
(BĐT) - Tại Hội nghị tổng kết tình hình triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP, kết quả, bài học và kiến nghị tổ chức ngày 9/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trên một số bảng xếp hạng toàn cầu năm 2022, thứ hạng của Việt Nam tiếp tục được cải thiện so với năm 2021.
(BĐT) - Cập nhật về dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022, nhiều tổ chức tài chính và cơ quan nghiên cứu đều đưa ra nhận định khá lạc quan với các con số tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức. Để đạt được kết quả này, một số ý kiến cho rằng phải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế nhằm giảm bớt áp lực lạm phát và tạo không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp (DN).
(BĐT) - Hoạt động cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục được duy trì nhằm đồng hành với doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (NQ02) 6 tháng đầu năm 2022 nổi lên hai gam màu tương phản về mức độ quan tâm, chú trọng trong bức tranh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
(BĐT) - Chỉ số khởi sự kinh doanh tại Việt Nam được đánh giá có nhiều khởi sắc trong thời gian gần đây, một phần là nhờ việc cải thiện mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể khởi sự thành công và tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh phục hồi kinh tế hậu Covid-19, các doanh nghiệp không thể tự đi một mình, mà cần có sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía Chính phủ và hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
(BĐT) - Môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế. Môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, chi phí thấp và an toàn là động lực để doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, nhất là trong bối cảnh DN cần thêm “trợ lực” phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
(BĐT) - Nền kinh tế đang lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ khi bước vào năm 2022 - năm có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh việc tập trung vào đầu tư công thì ưu tiên cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là rất cần thiết, bởi đây sẽ là 2 động lực tạo ra cú huých lớn cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
(BĐT) - Những ưu tiên cao độ cho chống dịch Covid-19 trong khoảng hai năm qua đã phần nào làm tiến độ cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh chững lại. Giờ là lúc xốc lại, tăng tốc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
(BĐT) - Trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, những nỗ lực về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh được kỳ vọng là những giải pháp phi tài chính hiệu quả, có tính bền vững, là trợ lực hữu hiệu cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
(BĐT) - Đến thời điểm này, trên 50 bộ, ngành và địa phương đã ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, không để lỡ cơ hội phục hồi của doanh nghiệp (DN) sau những ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 kéo dài hơn 2 năm qua.
(BĐT) - Cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng và thuận lợi là yếu tố cơ bản không thể thiếu để doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và bền vững sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
(BĐT) - Bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang thay đổi sâu sắc sau dịch bệnh Covid-19 ngày càng đòi hỏi Việt Nam phải thúc đẩy mạnh và nhanh hơn quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Theo bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc phát triển lực lượng DN được xem là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025.
(BĐT) - Cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được coi là yếu tố có tính quyết định giúp nền kinh tế bắt nhịp đà phục hồi kinh tế trên thế giới. Để thực hiện được điều này, cần có sự phối hợp từ các chính sách hỗ trợ nâng cao nội lực của doanh nghiệp về vốn, nguồn lực, quan trọng hơn nữa là cải thiện môi trường kinh doanh.
(BĐT) - Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện trình Chính phủ. Song theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) cũng như chuyên gia kinh tế, Dự thảo Nghị định cập nhật gần đây còn khá nhiều quy định bất cập, không phù hợp với các luật hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh.
(BĐT) - Sau khi các tỉnh thành công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp (DN) tăng tốc nối lại sản xuất. Với mục tiêu hỗ trợ DN phục hồi và tăng trưởng, tại Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển DN giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng là một trong số nhóm nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên hàng đầu hỗ trợ DN.
(BĐT) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới, ngày 6/7 tại Áo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Áo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Áo tổ chức.
(BĐT) - Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng suốt thời gian qua, các nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục được duy trì thực hiện đồng thời với “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
(BĐT) - Môi trường kinh doanh Việt Nam đang được cải thiện, nhưng để thực sự bứt phá, trở thành điểm đến thuận lợi và an toàn của nhà đầu tư thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Trên chặng đường này, báo chí chính là cầu nối đồng hành cùng Chính phủ, người dân chung tay hiện thực hóa mục tiêu tạo lập một môi trường cạnh tranh, lành mạnh để nuôi dưỡng doanh nghiệp (DN).
(BĐT) - Chính phủ đã nêu rõ thông điệp tạo mọi điều kiện thuận lợi, đảm bảo sân chơi bình đẳng, hỗ trợ và phát triển mọi loại hình doanh nghiệp (DN). Báo Đấu thầu đã phỏng vấn PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, về việc tạo không gian kinh doanh rộng mở cho mọi DN, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh để cùng xây dựng một cộng đồng DN vững mạnh trong giai đoạn phát triển mới.
(BĐT) - Các kế hoạch hành động mới của Chính phủ cho thấy quyết tâm tháo gỡ rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.