Mở thêm cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam - Cộng hòa Pháp

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) -  Chiều ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Nghiệp đoàn giới chủ Pháp MEDEF International tổ chức Tọa đàm Xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Cộng hòa Pháp.
Tọa đàm thu hút hơn 70 tập đoàn, công ty lớn của Pháp là thành viên của MEDEF như: Tập đoàn Total, Tập đoàn ADP Ingenierie, Egis, Michelin, Naval Group, Societe General, SNCF, RATP...
Tọa đàm thu hút hơn 70 tập đoàn, công ty lớn của Pháp là thành viên của MEDEF như: Tập đoàn Total, Tập đoàn ADP Ingenierie, Egis, Michelin, Naval Group, Societe General, SNCF, RATP...

Tọa đàm thu hút hơn 70 tập đoàn, công ty lớn của Pháp là thành viên của MEDEF như: Tập đoàn Total, Tập đoàn ADP Ingenierie, Egis, Michelin, Naval Group, Societe General, SNCF, RATP... Các nhà đầu tư Pháp đã bày tỏ quan tâm đến cơ chế hợp tác đầu tư trong các dự án phát triển hạ tầng giao thông (sân bay, đường sắt, tàu điện ngầm), năng lượng, khí hóa lỏng, điện tử viễn thông, năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch... Tất cả vấn đề được nêu tại Tọa đàm đều được đại diện các bộ, ngành của Việt Nam giải đáp trực tiếp.

Phát biểu tại Buổi tọa đàm, ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất kể từ khi hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược năm 2013. Việt Nam là nước ASEAN thứ hai (sau Singapore) và nước đang phát triển đầu tiên ở châu Á ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với EU, mở thêm cơ hội cho các nhà đầu tư của Việt Nam và Pháp tiếp cận thị trường của nhau.

Về tình hình đầu tư của Pháp tại Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Pháp hiện là đối tác xếp thứ 15/138 đối tác đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 3,62 tỷ USD với 605 dự án; đứng thứ 2/26 nước thành viên EU, chỉ sau Hà Lan. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư của Pháp là 112,38 triệu USD. Trong cơ cấu đầu tư, công nghiệp chế biến - chế tạo và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 60%. Đây cũng là những lĩnh vực có thế mạnh của Pháp và phù hợp với định hướng của Việt Nam.

Trong thời gian tới, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) một cách chủ động, có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu... Chiến lược hợp tác ĐTNN sẽ được ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đánh giá cao hình thức tổ chức tọa đàm trực tiếp giữa các cơ quan của chính phủ hai nước và cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đại sứ mong muốn trong thời gian tới cần tiếp tục có nhiều cuộc tọa đàm hơn nữa để kết nối thường xuyên, cập nhật các hành động, bước đi để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của Pháp tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Chuyên đề