Dù chỉ có 1 nhà nhà thầu nộp HSDT nhưng do tính đặc thù của Gói thầu, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội vẫn quyết định cho mở thầu. Ảnh: Trần Nam |
Gói thầu nêu trên thuộc dự án cùng tên, sử dụng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định và vốn vay ngân hàng thương mại của Công ty, áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Hồ sơ mời thầu (HSMT) được phát hành từ ngày 21/8/2019 và đóng thầu vào lúc 14h ngày 10/9/2019.
Trước khi mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT), ông Nguyễn Văn Đoàn - cán bộ phụ trách quản lý dự án của Công ty cho biết, có 3 nhà thầu mua HSMT, gồm: Công ty CP Xe lửa Gia Lâm; Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiết bị và Hóa chất TE CO Long An. Tuy nhiên, đến thời điểm đóng thầu, chỉ có 1 nhà thầu nộp HSDT đúng quy định là Liên danh Công ty CP Xe lửa Dĩ An - Công ty CP Xe lửa Gia Lâm - Công ty CP Toa xe Hải Phòng - Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm.
Theo Biên bản mở thầu, HSDT có hiệu lực trong 120 ngày, kể từ ngày 10/9/2019. Bảo đảm dự thầu bằng bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) có giá trị là 1,135 tỷ đồng với thời gian hiệu lực là 150 ngày, kể từ ngày 10/9/2019. Thời hạn thực hiện hợp đồng ghi trong Đơn dự thầu là 90 ngày.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đấu thầu sau Lễ mở thầu, ông Tạ Hữu Tuấn - Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư của Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội lý giải, sở dĩ có ít nhà thầu tham gia Gói thầu bởi đây là một gói thầu khá đặc thù. Thực tế, thị trường vận tải đường sắt chưa được phát triển như đường ô tô, đường thủy... Doanh nghiệp có hệ thống đường sắt để vận hành phương tiện không nhiều. Trong quá trình phát hành HSMT, có 3 nhà thầu mua hồ sơ, nhưng do không đủ năng lực nên các nhà thầu liên danh lại với nhau, mỗi nhà thầu có một lợi thế riêng, người làm nội thất, người làm thân vỏ...