Lắng nghe người khuyết tật kiến nghị

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chào đón 8 nhóm yếu thế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ từ năm 2018, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chọn phát biểu cuối cùng, sau khi ông lắng nghe hết các tâm tư, kiến nghị của nhóm yếu thế trên con đường khởi nghiệp, tạo giá trị xã hội. Bộ trưởng khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và rót vốn đầu tư cho các dự án khả thi của người yếu thế, với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau.
Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc đẩy và lan tỏa mong muốn nhiều tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp cộng đồng yếu thế vượt qua nghịch cảnh sức khỏe. Ảnh: Đức Trung
Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc đẩy và lan tỏa mong muốn nhiều tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp cộng đồng yếu thế vượt qua nghịch cảnh sức khỏe. Ảnh: Đức Trung

Những điều người khuyết tật khởi nghiệp cần nhất...

Phát biểu tại Hội trường lớn Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhân Lễ kỷ niệm “Ngày quốc tế người khuyết tật 2023”, Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art Lê Văn Cường đề xuất 3 nội dung. Thứ nhất, tạo cho doanh nghiệp yếu thế một mã định danh riêng trong số 800.000 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động. Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi thuế tốt hơn cho các doanh nghiệp yếu thế, trước hết là thuế giá trị gia tăng VAT. Thứ ba, hỗ trợ các doanh nghiệp yếu thế có cơ hội thuê/sử dụng mặt bằng đủ rộng để đặt xưởng sản xuất, tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ. Đây là 3 khó khăn trực tiếp và lớn với Vụn Art cũng như các doanh nghiệp yếu thế đang tìm cách vươn lên trên thương trường.

VỤN ART là mô hình kinh tế tập thể (Hợp tác xã) được thành lập bởi người khuyết tật năm 2018, chuyên tái sử dụng các sản phẩm vải vụn, trong đó có Lụa Vạn Phúc. Hơn 2 năm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Vụn Art gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, doanh thu sụt giảm 95%, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động khuyết tật. Để duy trì hoạt động, Vụn Art đã cắt giảm tối đa các chi phí, thậm chí giảm lương, ngưng đóng bảo hiểm xã hội và sử dụng khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) thu của khách hàng để trả lương cho người lao động. Năm 2023, Vụn Art đã vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid 19, ghi nhận những kết quả tích cực về doanh thu và có thể trả thu nhập cho người lao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vì không có địa điểm đủ rộng, nên Hợp tác xã phải xé lẻ thành 5 cơ sở đi thuê, trong khi đại đa số lao động là người khuyết tật, rất bất lợi và vất vả trong sản xuất kinh doanh.

Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art Lê Văn Cường. Ảnh: Đức Trung

Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art Lê Văn Cường. Ảnh: Đức Trung

Kiến nghị cụ thể, Giám đốc Vụn Art cho rằng, trong khi các doanh nghiệp bình thường được giảm 2% thuế VAT (về mức 8%) đến 30/6/2024 thì doanh nghiệp yếu thế mong được miễn hoặc giảm thuế VAT về mức thấp trong dài hạn. Hiện quy định pháp lý chưa phân định rõ loại doanh nghiệp, nên doanh nghiệp yếu thế cũng chỉ được hưởng chính sách như các doanh nghiệp thông thường.

Chia vui với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động khởi sắc kể từ đầu năm 2023 đến nay, nhưng Chủ tịch Công ty Kym Việt Phạm Việt Hoài - doanh nghiệp sử dụng lao động là những người câm điếc bẩm sinh cho biết, Công ty gặp khó khăn về một địa điểm để xây dựng cơ sở sản xuất. Với chất lượng sản phẩm tốt, uy tín, Kym Việt có thị trường là nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặt hàng quà tặng, bán cho khách Việt Nam và bán tại một số thị trường quốc tế. Ông Phạm Việt Hoài cho rằng, nếu được Nhà nước hỗ trợ địa điểm ổn định và đủ rộng làm cơ sở sản xuất, Công ty sẽ có thêm cơ hội đào tạo, tạo việc làm cho nhiều người câm điếc bẩm sinh.

Chủ tịch Công ty Kym Việt Phạm Việt Hoài. Ảnh: Đức Trung

Chủ tịch Công ty Kym Việt Phạm Việt Hoài. Ảnh: Đức Trung

Nhóm yếu thế Nhóm Thương Thương Handmade, Hợp tác xã Tâm Ngọc chia sẻ niềm hạnh phúc khi năm 2022 được nhận khoản góp vốn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (100 triệu đồng/cơ sở) để có thêm nguồn lực vật chất và tinh thần vượt qua khó khăn. Các nhóm yếu thế có tâm nguyện chung mong tạo ra những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt, cạnh tranh được trên thương trường để từ đó, mở rộng mô hình, tạo việc làm và niềm vui sống cho cộng đồng người khuyết tật. Mặt bằng, vốn, kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất, bán hàng… là những điểm thiếu, yếu của các doanh nghiệp khuyết tật khởi nghiệp. Những thiếu thốn này được các doanh nhân đặc biệt gửi gắm trong lần trở về “Ngôi nhà chung” Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với mong muốn Nhà nước sớm có chính sách thiết thực, hỗ trợ người yếu thế tự tin lập nghiệp, xây dựng hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng.

Cam kết song hành, không một ai bị bỏ lại phía sau

Chào mừng 8 nhóm yếu thế “trở về mái nhà chung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lắng nghe từng nhóm chia sẻ và cho biết, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo, hỗ trợ cho cộng đồng người yếu thế, người khuyết tật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chung nỗ lực, góp thêm một “hạt cát” để thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, mang lại sự ấm no, hạnh phúc, lan tỏa sự yêu thương, tử tế”. Bộ trưởng cam kết tiếp tục đồng hành và kêu gọi các nhóm yếu thế "Hãy coi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như là nhà của mình, nếu có thể giúp gì các bạn, chúng tôi không nề hà”.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kêu gọi các nhóm yếu thế "Hãy coi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như là nhà của mình, nếu có thể giúp gì các bạn, chúng tôi không nề hà". Ảnh: Đức Trung

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kêu gọi các nhóm yếu thế "Hãy coi Bộ Kế hoạch và Đầu tư như là nhà của mình, nếu có thể giúp gì các bạn, chúng tôi không nề hà". Ảnh: Đức Trung

Trước những kiến nghị của các nhóm yếu thế như xây dựng mã số định danh riêng cho các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp của người khuyết tật, giảm thuế VAT dài hạn, hỗ trợ mặt bằng sản xuất…, Bộ trưởng cho biết có những việc Bộ xử lý được, có những việc phải đề xuất, kiến nghị. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị trong Bộ cùng suy nghĩ để tham mưu chính sách trong thời gian tới.

Về vốn, năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua tổ chức Công đoàn Bộ, đã trao 100 triệu đồng/cơ sở cho 3 cơ sở/doanh nghiệp yếu thế (gồm Vụn Art, Tâm Ngọc, Thương Thương Handmade), nhằm tiếp sức cho các nỗ lực khởi nghiệp. Những “trái ngọt” thành quả kinh doanh được Vụn Art, Tâm Ngọc, Thương Thương Handmade chia sẻ trong ngày hội ngộ 28/11/2023 mang đến niềm hạnh phúc từ tâm cho Bộ trưởng, Công đoàn Bộ cùng nhiều anh chị em ngành Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ trưởng kêu gọi những người yếu thế tự tin, mạnh mẽ sống bình đẳng, bình thường với mọi người. Ảnh: Đức Trung

Bộ trưởng kêu gọi những người yếu thế tự tin, mạnh mẽ sống bình đẳng, bình thường với mọi người. Ảnh: Đức Trung

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trân trọng tài năng và nỗ lực vươn lên của từng nhóm yếu thế và khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục song hành, cam kết hỗ trợ các nhóm có ý tưởng khởi nghiệp tốt, tính khả thi cao bằng việc “gieo hạt mầm vốn” 100 triệu đồng/nhóm. Bộ trưởng thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp để tạo ra nhiều doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, tạo ra thu nhập, giúp người yếu thế có cuộc sống tự lập, vơi bớt khó khăn. Ông kêu gọi những người yếu thế tự tin, mạnh mẽ sống bình đẳng, bình thường với mọi người.

Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư lan tỏa mong muốn nhiều tổ chức, cá nhân cùng chung tay giúp cộng đồng yếu thế vượt qua nghịch cảnh sức khỏe. Dù khuyết tật về thân thể, nhưng thực tế nhiều nhóm yếu thế đang làm ra những sản phẩm đẹp đẽ, không khuyết tật, đóng góp tích cực cho xã hội. Cộng đồng yếu thế xứng đáng được trân trọng, chung tay giúp sức để vươn lên…

Một số hình ảnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức nhân kỷ niệm "Ngày quốc tế người khuyết tật 2023"

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đại diện một số tổ chức quốc tế động viên và chụp ảnh lưu niệm với người khiếm thị trong Dàn hợp ca Hy vọng, do Giáo sư Tôn Thất Triêm dẫn dắt. Ảnh: Đức Trung
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đại diện một số tổ chức quốc tế động viên và chụp ảnh lưu niệm với người khiếm thị trong Dàn hợp ca Hy vọng, do Giáo sư Tôn Thất Triêm dẫn dắt. Ảnh: Đức Trung
Bộ trưởng động viên đại diện các gia đình có con bị tự kỷ trong nhóm yếu thế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ. Ảnh: Đức Trung
Bộ trưởng động viên đại diện các gia đình có con bị tự kỷ trong nhóm yếu thế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ. Ảnh: Đức Trung
Chủ tịch Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Tường Thu phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Đức Trung
Chủ tịch Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Tường Thu phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Đức Trung
Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, ông Matt Jackson cho biết, sẽ chung tay cùng Việt Nam trong các nỗ lực không để ai bị bỏ lại phía sau. Ảnh: Đức Trung
Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, ông Matt Jackson cho biết, sẽ chung tay cùng Việt Nam trong các nỗ lực không để ai bị bỏ lại phía sau. Ảnh: Đức Trung
Sáng ngày 28/11/2023, Chủ tịch Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Đoàn thanh niên hỗ trợ các nhóm yếu thế vào Lăng viếng Bác
Sáng ngày 28/11/2023, Chủ tịch Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Đoàn thanh niên hỗ trợ các nhóm yếu thế vào Lăng viếng Bác
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết song hành, hỗ trợ các nhóm yếu thế vươn lên, tạo dựng giá trị sống
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết song hành, hỗ trợ các nhóm yếu thế vươn lên, tạo dựng giá trị sống

Chuyên đề