Khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Sáng nay 30/8, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy 2

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu có mặt cắt chiều rộng lớn nhất của TP. Hà Nội bắc qua sông Hồng với 8 làn xe ô tô (40 m). Với việc hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố; giải quyết áp lực cho các tuyến giao thông trọng điểm của Thủ đô, nhất là giảm tải lưu lượng xe trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Hà Nội theo quy hoạch.

Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trên cầu Vĩnh Tuy 2, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên mặt cầu Vĩnh Tuy 2 theo hướng từ quận Hai Bà Trưng đi quận Long Biên được phân làn phương tiện theo hướng: 3 làn xe cơ giới - làn cạnh dải phân cách giữa chiều rộng 3,75 m/mỗi làn, tốc độ khai thác tối đa 60 km/h; 1 làn xe hỗn hợp dành cho xe máy và xe thô sơ là làn cạnh lan can phải cầu, chiều rộng 4,8 m, tốc độ khai thác tối đa 40 km/h.

Về phương án tổ chức giao thông tạm trên cầu Vĩnh Tuy 1 (cầu cũ), Sở Giao thông vận tải phân luồng như sau: Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên cầu Vĩnh Tuy 1 theo hướng từ quận Long Biên đi quận Hai Bà Trưng và được phân làn phương tiện theo hướng: 4 làn xe cơ giới - làn cạnh dải phân cách giữa, chiều rộng làn là 3 m, tốc độ khai thác tối đa 40 km/h; 1 làn xe hỗn hợp cho xe máy và xe thô sơ - làn cạnh lan can phải cầu chiều rộng làn 2,7 m, tốc độ khai thác tối đa 30 km/h. Phân chia làn xe cơ giới với làn xe hỗn hợp bằng vạch sơn chia làn và hệ thống biển báo hướng dẫn phân làn xe, biển cảnh báo "Tuyến đường đang hoàn thiện hệ thống hạ tầng đảm bảo giao thông" trên giá long môn.

Hệ thống đường gom 2 bên cầu Vĩnh Tuy - đường Đàm Quang Trung (quận Long Biên) cũng tổ chức giao thông: Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều (cùng chiều với phương tiện lưu thông qua cầu Vĩnh Tuy) trên đường Đàm Quang Trung - đoạn từ Cổ Linh đến Bát Khối và ngược lại.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển hạ tầng nói riêng, trong đó nhấn mạnh: "Không có việc gì khó, vì vậy phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, làm việc có hiệu quả. Cùng với đó, tăng cường phân cấp phân quyền, chuẩn bị kỹ quá trình đầu tư dự án. Kiểm tra đôn đốc thường xuyên để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, kịp thời xử lý các vấn phát sinh; kiên quyết chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng".

Để triển khai tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội theo quy hoạch, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư các dự án, Thủ tướng yêu cầu UBND Thành phố tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Khẩn trương hoàn thiện Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện; Khẩn trương nghiên cứu tổng thể giải pháp kết nối giao thông, nhất là các nút giao thông liên quan nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông; Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Tứ Liên trong năm 2024, triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2025 - 2030.

Đặc biệt, ban quản lý dự án, các nhà thầu, đơn vị tư vấn và cán bộ, công chức, người lao động tham gia xây dựng công trình đã có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tích cực đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm để khắc phục các khó khăn về dịch bệnh, thời tiết bất lợi, làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ, làm việc không kể ngày đêm, “tăng ca, tăng kíp”, huy động đủ nguồn lực, thiết bị và máy móc, thực hiện nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để sau gần 3 năm thi công, dự án cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Đây là công trình đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết điểm nghẽn giao thông kết nối giữa hai bờ sông Hồng, nhằm hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 và kết nối với các tuyến vành đai khác của Thành phố Hà Nội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi các đô thị phía Bắc Thủ đô.

Một số hình ảnh cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 được phóng viên Báo Đấu thầu ghi lại trước ngày thông xe:

Công tác chuẩn bị thông xe cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 vào ngày 29/8/2023. Ảnh: Lê Tiên

Công tác chuẩn bị thông xe cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 vào ngày 29/8/2023. Ảnh: Lê Tiên

Trên cầu Vĩnh Tuy 2, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên mặt cầu Vĩnh Tuy 2 theo hướng từ quận Hai Bà Trưng đi quận Long Biên được phân làn phương tiện theo hướng: 3 làn xe cơ giới - làn cạnh dải phân cách giữa chiều rộng 3,75 m/mỗi làn, tốc độ khai thác tối đa 60 km/h, 1 làn xe hỗn hợp dành cho xe máy và xe thô sơ là làn cạnh lan can phải cầu, chiều rộng 4,8 m, tốc độ khai thác tối đa 40 km/h. Ảnh: Lê Tiên

Trên cầu Vĩnh Tuy 2, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi 1 chiều trên mặt cầu Vĩnh Tuy 2 theo hướng từ quận Hai Bà Trưng đi quận Long Biên được phân làn phương tiện theo hướng: 3 làn xe cơ giới - làn cạnh dải phân cách giữa chiều rộng 3,75 m/mỗi làn, tốc độ khai thác tối đa 60 km/h, 1 làn xe hỗn hợp dành cho xe máy và xe thô sơ là làn cạnh lan can phải cầu, chiều rộng 4,8 m, tốc độ khai thác tối đa 40 km/h. Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên
Ảnh: Lê Tiên
Ảnh: Lê Tiên
Ảnh: Lê Tiên
Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 sáng 30/8/2023. Ảnh: Lê Tiên

Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 sáng 30/8/2023. Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Ảnh: Lê Tiên

Chuyên đề