Hiệp định TPP dự kiến được ký kết vào 4/2/2016

Thông tin này được bà Nguyễn Quỳnh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương đưa ra tại Hội thảo “Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2015, cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập mới” do trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban kinh tế Trung ương tổ chức.
Hiệp định TPP dự kiến được ký kết vào 4/2/2016

Theo bà Nga, theo kế hoạch, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết vào ngày 4/2/2016 tại New Zealand, đoàn đàm phán Chính phủ đang chuẩn bị các tài liệu để ký kết. 

Theo bà Nga, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, đều là các thị trường xuất khẩu lớn nhất nhì của Việt Nam, sẽ giúp chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, tăng cường tham gia các chuỗi giá trị khu vực, phát triển dịch vụ, đổi mới cơ cấu nền kinh tế. 

Ngoài ra, chúng ta cũng từng bước hoàn thiện thể chế kinh té, thúc đẩy cải cách, cải thiệnmôi trường kinh doanh và qua đó tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Các hiệp định FTA Việt Nam đã ký kết

Bên cạnh đó, các thách thức gặp phải là giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước, sức ép cải cách thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ chưa cao.

Cũng tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV (BID) kiêm Giám đốc Trường đào tạo Ngân hàng BIDV cho biết, Việt Nam và Campuchia sẽ là các nước hưởng lợi nhiều nhất sau khi AEC hình thành, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 3,5% nhờ AEC và có thể tăng thêm 10% sau khi Việt Nam gia nhập TPP.

Theo ông Lực, các ngành có thể hưởng lợi từ TPP là dệt may, thủy sản, cơ sở hạ tầng và logistic, bất động sản, sản phẩm thép và gỗ, dược phẩm, đầu tư công, các ngành gặp khó khăn là ô tô, thịt lợn thịt bò, đường, các ngành bị tác động mạnh là hóa phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, rượu.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư