Hai vấn nạn dẫn tới bất ổn nguồn cung vật liệu xây dựng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Quản lý hợp đồng xây dựng sau đấu thầu là cả một quá trình nhiều lo lắng của các chủ đầu tư. Chúng tôi rất quyết liệt trong việc xử phạt các nhà thầu chậm tiến độ, bê trễ tiến độ thi công. Tuy nhiên, tại rất nhiều gói thầu, hoàn cảnh khách quan đã đẩy nhà thầu vào thế khó. Nếu mình chỉ làm đúng vai là phạt và cấm thì rất dễ. Do đó, cần có sự chia sẻ, thấu hiểu và cùng tìm giải pháp với nhà thầu để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ông Lâm Minh Thời, Giám đốc Ban QLDA công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau

Ông Lâm Minh Thời,

Giám đốc Ban QLDA công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau

Tại các dự án mà chúng tôi đang triển khai như: Đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở tại cửa biển Hương Mai; Khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây, huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh; Khu tái định cư xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn; Khu tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư vàm Kênh Lung Ranh huyện U Minh… đều xuất hiện khó khăn, làm chậm tiến độ thi công của nhà thầu. Đầu tiên là chậm bàn giao mặt bằng khiến nhà thầu rơi vào tình thế bị động, đợi chờ gây lãng phí. Thứ hai và quan trọng nhất chính là vật liệu xây dựng bị làm giá, đẩy giá khiến nhà thầu càng thi công càng phát sinh chi phí. Khi hợp đồng theo đơn giá cố định, trọn gói đã ký kết, việc gỡ khó cho nhà thầu là bất khả thi.

Nhìn vào bản chất sự việc, nỗ lực giải quyết từ gốc của vấn đề mới có thể gỡ khó cho nhà thầu. Có tình trạng đầu cơ, đẩy giá mới khiến giá vật liệu nhảy múa như thời gian qua. Có vấn nạn khai thác vật liệu trái phép, nhiều địa phương bất lực hoặc bắt cóc bỏ đĩa mới dẫn tới bất ổn nguồn cung. Cả hai vấn đề này, nếu sử dụng triệt để các công cụ quản lý nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống sẽ kiểm soát được.

Chuyên đề