Google âm thầm tham gia cuộc chiến nhắn tin thông minh

Nhìn lại lịch sử phát triển của các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp sẽ thấy, ở thời điểm này, định nghĩa của từ "nhắn tin" đã thay đổi. WhatsApp được sử dụng để kết nối mọi người lại với nhau một cách đơn giản và hiệu quả.
Nick Fox, Phó chủ tịch phụ trách về các sản phẩm truyền thông
Nick Fox, Phó chủ tịch phụ trách về các sản phẩm truyền thông
Đầu năm ngoái, Google đã rất cố gắng để mua WhatsApp, song rốt cuộc lại rơi vào tay Facebook với giá 19 tỷ USD. Thất bại đó càng thôi thúc “ông lớn” trong ngành công nghệ này xây dựng một dịch vụ nhắn tin riêng để kết nối con người với máy tính.

Theo Wall Street Journal, Google hiện đang nghiên cứu nhằm ra mắt một dịch vụ nhắn tin bí mật và sẽ cung cấp dịch vụ này thông qua các chương trình chat, tương tự như các mạng chat phổ biến như Kik hay WeChat.

Nick Fox, Phó chủ tịch phụ trách về các sản phẩm truyền thông của Google, là “kiến trúc sư” trưởng của dự án này. Nhóm nghiên cứu của Nick đã miệt mài làm việc trong suốt năm 2014 để phát triển một ứng dụng nhắn tin mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để cung cấp cho người dùng một phương thức tìm kiếm đơn giản và hiệu quả nhất.

Là dự án quan trọng nên được Google đầu tư khá nhiều. Hiện các chi tiết về ứng dụng này vẫn nằm trong vòng bí mật, song chắc chắn một điều rằng, các chatbot (máy chát) sẽ đóng vai trò quan trọng.

Cũng theo The Wall Street Journal, mục đích của ứng dụng trên là nhằm mang lại cho người dùng một cách thức khác để tiếp cận và tìm kiếm thông tin trên Google. Theo đó, thay vì sử dụng công cụ tìm kiếm Google như thông thường, người dùng chỉ cần tương tác với chatbot để có được kết quả.

Một thông tin quan trọng khác là Google sẽ mở dịch vụ này cho các nhà phát triển thứ ba để họ tự xây dựng công cụ chatbot riêng chạy trên nền dịch vụ. Điều này hứa hẹn đây không chỉ là một ứng dụng nhắn tin đơn thuần, mà sẽ được tích hợp thêm nhiều tính năng độc đáo mà ngay cả Skype hay Messenger đều không có.

Việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho chatbot của ứng dụng nhắn tin này trở nên thông minh hơn và nó hoàn toàn có thể trở thành một trợ lý ảo, cạnh tranh với các ứng dụng tương tự như Siri, Cortana hay Facebook M trong Facebook Messenger. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, ứng dụng này vẫn chưa thể làm được nhiều công việc giống như các trợ lý ảo khác, ví dụ như giao hàng đến người dùng, chuyển tiền, đặt xe Uber… của Facebook M.

Một nguồn tin khác cho biết, vào hồi tháng 10, Google đã cố gắng mua lại 200 Labs, một công ty khởi nghiệp chuyên về xây dựng ứng dụng chat, nhằm bổ sung nguồn lực cho dự án này, nhưng thương vụ một lần nữa thất bại. Hiện vẫn chưa rõ tên và thời điểm ra mắt của ứng dụng mới của Google.

Nick là người chịu trách nhiệm chính cho các sản phẩm truyền thông của Google như Google Voice, Hangouts, Messenger,… hiện rất được Google trọng dụng. Gia nhập Google từ năm 2003, từng phụ trách phát triển nhiều dự án như WebRTC, Dự án Fi... cũng từng giữ chức Giám đốc quản lý sản phẩm cho các doanh nghiệp quảng cáo của Google.

Trước nữa, trong sự nghiệp của mình, Nick từng là nhà tư vấn của McKinsey & Company tại Palo Alto, tập trung vào mảng tài chính doanh nghiệp và chiến lược cho các công ty công nghệ. Nick học và nghiên cứu tại Khoa kinh tế tại Đại học Harvard, sau đó có bằng tốt nghiệp hạng ưu.

Chuyên đề