Fed có thể sẽ không cắt giảm lãi suất sớm

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo CNN, Phố Wall đang háo hức chờ tới lúc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ - vốn đã làm chao đảo thị trường chứng khoán và thách thức niềm tin của giới đầu tư. Tuy nhiên, dù Fed có thể sắp dừng tăng lãi suất, việc chuyển sang cắt giảm lãi suất có thể đến muộn hơn nhiều so với kỳ vọng.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Chứng khoán Mỹ đã phục hồi tốt trong năm nay sau năm 2022 đầy "tàn khốc" khi bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao, các đợt tăng lãi suất của Fed và căng thẳng địa chính trị. Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn đang nhạy cảm với bất kỳ tín hiệu nào cho thấy Fed có thể sắp dừng chiến dịch tăng lãi suất.

Vừa qua, Fed có đợt tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp kể từ khi chu kỳ thắt chặt này bắt đầu vào tháng 3/2022. Fed cũng để ngỏ cánh cửa cho việc dừng tăng lãi suất, điều này làm gia tăng niềm tin về việc ngân hàng trung ương này sẽ dừng tăng lãi suất từ cuộc họp tháng 6 và có thể chuyển sang cắt giảm lãi suất ngay từ tháng 7.

Tuy nhiên, theo CNN, giới chuyên gia cho rằng Fed chưa chắc đã sớm cắt giảm lãi suất, ít nhất chừng nào nền kinh tế còn vững. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc Fed dừng tăng lãi suất có thể tốt cho thị trường chứng khoán hơn là một đợt cắt giảm lãi suất.

Theo các chuyên gia, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất sớm bởi 2 lý do chính: lạm phát vẫn ở mức cao và nền kinh tế vẫn mạnh.

Giá cả ở Mỹ đang bình ổn, nhưng tốc độ lạm phát vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà Fed đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng, tăng 4,2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đang thấp kỷ lục. Thị trường bất động sản nước này nói chung đang giảm, nhưng lượng hàng tồn kho thấp và nhu cầu vững vẫn đẩy giá nhà tăng ở một số khu vực.

Nói cách khác, chưa có điều gì - ít nhất ở thời điểm hiện tại - đủ để thuyết phục Fed rằng họ nên "xoay trục" sang cắt giảm lãi suất.

"Fed hiếm khi cắt giảm lãi suất nếu không xảy ra một dạng khủng hoảng nào đó", Kara Murphy - Giám đốc đầu tư tại Kestra Investment Management nhận xét.

Lần gần đây nhất Fed cắt giảm lãi suất khẩn cấp là vào tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống lần đầu tiên trong 11 năm và làm dấy lên nỗi sợ hãi rằng kinh tế toàn cầu có thể rơi vào một cuộc suy thoái sâu.

Sự sụp đổ Silicon Valley Bank, Signature Bank và First Republic Bank mới đây làm dấy lên lo ngại rằng hệ thống ngân hàng Mỹ có thể phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn và điều kiện tín dụng sẽ thắt lại. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, tình trạng hỗn loạn phần lớn đã được kiểm soát, và giới chức Mỹ vẫn giữ quan điểm cho rằng hệ thống ngân hàng nước này vẫn ổn định.

Chiến lược gia trưởng Liz Ann Sonders tại Charles Schwab cho rằng, Fed chỉ cắt giảm lãi suất vào tháng 7 trong trường hợp tình hình ngành ngân hàng xấu đi nghiêm trọng, thị trường lao động suy yếu nhanh và nền kinh tế lao dốc.

Chuyên đề