Quang cảnh một nhà máy lọc dầu. (Nguồn: TASS/TTXVN) |
Để đạt mục tiêu này, cơ sở hạ tầng truyền dẫn khí đốt hiện có của EU sẽ được bổ sung thêm một số tuyến đường ống dẫn khí đốt mới.
Cụ thể, EU có kế hoạch khởi động sáu dự án ở các nước Baltic và khu vực Đông Nam Âu, vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung khí đốt của Nga. Ví dụ, các nước Estonia, Latvia, Litva và Phần Lan sẽ kết nối với mạng đường ống toàn châu Âu.
Hungary có kế hoạch để xây dựng một tuyến đường ống dẫn từ Croatia, đồng thời Bulgaria và Romania sẽ nhận khí đốt từ Hy Lạp. Ngoài ra, còn có hai dự án nhằm cải thiện nguồn cung khí đốt giữa Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha và Pháp.
EC đã xác định tất cả các phương án trong khuôn khổ chiến lược về tiếp nhận, vận chuyển và lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng, là một phần của khái niệm an ninh năng lượng châu Âu.
Để làm điều này, EU đề xuất chín nước đóng vai trò như "các khu vực năng lượng," trong trường hợp khủng hoảng, có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các nước láng giềng EU.
Hiện 1/3 nhu cầu khí đốt của EU được đảm bảo bằng nguồn cung khí đốt từ Nga. Về phần mình, Nga vẫn có ý định thực hiện dự án Dòng chảy phương Bắc-2, vốn bị đa phần các nước thành viên EU phản đối./.