#dự án giao thông trọng điểm
Giá trị giải ngân các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Kiên Giang đến cuối tháng 4/2023 mới đạt 15,68% kế hoạch. Ảnh: P.H

Loạt dự án giao thông trọng điểm tỉnh Kiên Giang: Nhiều nhà thầu chậm tiến độ

(BĐT) - Nhiều dự án giao thông tại Kiên Giang chậm tiến độ so với kế hoạch. Có 2 nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là nhà thầu thi công chưa huy động nhân lực, thiết bị, vật tư, tài chính kịp thời và vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB) kéo dài. Do đó, giá trị giải ngân các dự án giao thông trọng điểm của địa phương này đến cuối tháng 4/2023 mới đạt 15,68% kế hoạch.
Hạng mục cầu Mỏ Nhát thuộc Dự án Đường 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép. Ảnh: Ngọc Tuấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Gấp rút triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(BĐT) - Các dự án giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng tại Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đang có nhiều chuyển động tích cực, tiến độ thi công nhiều dự án tăng tốc. Trong khi đó, hai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cầu Phước An đang gấp rút hoàn thiện khâu chuẩn bị đầu tư để khởi công vào tháng 6/2023.
Dự án Đường kết nối đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với Quốc lộ 6 với tổng chiều dài tuyến khoảng 4,4 km. Ảnh: Nguyễn Minh

Dự án giao thông trọng điểm tại Hòa Bình: Chậm tiến độ vì thiếu mặt bằng và đất đắp

(BĐT) - Hòa Bình đang đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình, để thực hiện được nhiệm vụ này, cần sớm tháo gỡ 2 “nút thắt” lớn về mặt bằng sạch và vật liệu đất đắp.
Dự án Mở rộng nút giao thông An Phú vẫn “im hơi lặng tiếng” sau gần 2 tháng khởi công. Ảnh: Ngọc Tuấn

Ba dự án giao thông trọng điểm TP.HCM: Nhiều nhà thầu vẫn “án binh bất động”

(BĐT) - Dự án Xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, Dự án Mở rộng nút giao thông An Phú và Dự án Mở rộng Quốc lộ 50 có tổng mức đầu tư khoảng 9.748 tỷ đồng, được TP.HCM đồng loạt khởi công vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, sắp tròn 2 tháng sau khi rầm rộ khởi công, nhiều nhà thầu đảm nhiệm xây dựng 3 công trình giao thông cấp bách này vẫn “án binh bất động”.
Dự án Xây dựng nút giao thông An Phú có tổng mức đầu tư hơn 3.408 đồng với 17 gói thầu xây lắp

Hai dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM: Nhà thầu nào có cơ hội?

(BĐT) - Dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) và Dự án Xây dựng nút giao thông An Phú là 2 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, hàng loạt gói thầu xây lắp lớn thuộc 2 dự án trên đang hoàn tất khâu lựa chọn nhà thầu để kịp khởi công trong tháng 12/2022.
Thi công Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.842 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Ảnh: Ngọc Tuấn

Các dự án giao thông ở Đồng Tháp bứt tốc về đích

(BĐT) - Vào giai đoạn nước rút kế hoạch năm 2022, các dự án giao thông trọng điểm tại Đồng Tháp đang tăng tốc đầu tư xây dựng. Dù gặp nhiều khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu…, số liệu tới tháng 11/2022 cho thấy, giải ngân vốn đầu tư nhóm dự án lĩnh vực này đạt khá.
Ảnh minh họa: Internet

Cấp tập giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm

(BĐT) - Xác định mặt bằng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, hiện nay, các công việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án này đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với địa phương cấp tập triển khai.
Biến động lớn về giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng trong thời gian qua gây khó khăn cho chủ đầu tư và nhà thầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân của nhiều dự án giao thông trọng điểm. Ảnh: Lê Tiên

Không để các dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ

(BĐT) - Giá nguyên vật liệu tăng đột biến khiến nhà thầu tại các dự án giao thông có tâm lý thi công cầm chừng, chờ giá xuống. Song, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện hợp đồng, Chính phủ một mặt sẽ có biện pháp hỗ trợ, mặt khác có chế tài nghiêm khắc với nhà thầu nếu để chậm tiến độ dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Thi công cầu Rạch Ông thuộc Dự án Đường ĐT.991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Ngọc Tuấn

Khó khăn “ngáng đường” dự án khu vực Cái Mép - Thị Vải

(BĐT) - Các dự án giao thông trọng điểm khu vực Cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang bị cản trở bởi tình trạng thiếu mặt bằng, thiếu nhân công, giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến tiến độ thi công và tỷ lệ giải ngân chưa đạt kỳ vọng. Nếu không có giải pháp căn cơ ứng phó, các dự án khó về đích đúng hẹn.
Về nguồn vốn đầu tư 5 dự án giao thông trọng điểm, Trung ương sẽ bố trí 50%, địa phương cân đối 50% nguồn vốn. Ảnh: Tiên Giang

Dồn lực đầu tư để hoàn thành 5 dự án giao thông trọng điểm

(BĐT) - Sáng 1/3/2022, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến với các địa phương nghe báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án giao thông trọng điểm, gồm: đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường Vành đai 3 TP.HCM; đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiện đã hoàn thành 85% tổng khối lượng. Ảnh: Song Lê

Tăng tốc các dự án giao thông trọng điểm ĐBSCL

(BĐT) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được gấp rút thi công sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Các dự án này khi hoàn thiện sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh cho khu vực giàu tiềm năng nhưng hạ tầng chưa tương xứng. Đồng thời, các chủ đầu tư đang chuẩn bị khởi công một số dự án giao thông mới.
Trong 8 dự án trọng điểm ngành giao thông sắp khởi công có 5 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: Lê Tiên

Sắp khởi công 8 dự án giao thông trọng điểm

(BĐT) - Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang đốc thúc các đơn vị tập trung hoàn chỉnh thủ tục để khởi công 8 dự án trọng điểm của ngành giao thông với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng trong quý II/2021.
Hiện có 7 dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải bị chậm tiến độ. Ảnh: Song Lê

Nhiều dự án giao thông trọng điểm vướng mặt bằng

(BĐT) - Thời gian qua, việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án ngành giao thông đã làm kéo dài thời gian thi công, chậm đưa công trình vào khai thác, phát sinh nhiều loại chi phí liên quan, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình.
Năm 2020, TP.HCM sẽ khởi công 27 dự án giao thông mới và hoàn thành đưa vào sử dụng 29 dự án được xây dựng từ năm 2018 tới nay. Ảnh: Lê Tiên

TP.HCM không để nhà thầu chờ mặt bằng

(BĐT) - Với 7 nhóm dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông cùng hàng chục dự án quy mô lớn triển khai trong năm 2020, TP.HCM đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, không để nhà thầu thiếu mặt bằng sạch thi công, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm.

Kết nối đầu tư