Doanh nghiệp xây dựng chờ “mùa nắng” 2023

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - “Mùa đông khắc nghiệt” là cụm từ được Công ty CP Chứng khoán VNDirect dùng làm tựa đề trong báo cáo ngành bất động sản dân cư phát hành tháng 12/2022. VNDirect bày tỏ không lạc quan về sự phục hồi trong ngắn hạn do rủi ro mất khả năng thanh toán của chủ đầu tư vẫn là mối lo lớn nhất. Tuy nhiên, với việc Chính phủ kiên định thúc đẩy đầu tư công trung hạn, doanh nghiệp ngành xây dựng, nhất là khối xây dựng hạ tầng hy vọng sẽ khởi sắc trong thời gian tới đây.
Nhà thầu xây dựng hạ tầng được kỳ vọng hưởng lợi từ kế hoạch đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Ảnh: Nhã Chi
Nhà thầu xây dựng hạ tầng được kỳ vọng hưởng lợi từ kế hoạch đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Ảnh: Nhã Chi

Kết thúc năm 2022, nhiều doanh nghiệp xây dựng dân dụng như Công ty CP Xây dựng Coteccons, Công ty CP Hưng Thịnh Incons, Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings… ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Đơn cử như “ông lớn” Coteccons, dù ghi nhận doanh thu tăng trưởng 60% so với năm ngoái, đạt 14.536 tỷ đồng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 13,7% xuống còn 20,8 tỷ đồng.

Một lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng dân dụng hàng đầu cho biết: “Hoạt động kinh doanh chỉ thuận lợi đến quý III/2022, sau đó là khó khăn khi một loạt dự án bị ngưng, nhiều chủ đầu tư thanh toán rất chậm. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng rất khó cân đối dòng tiền khi chịu thêm áp lực từ việc ngân hàng siết chặt tín dụng”.

Với khối doanh nghiệp trong mảng hạ tầng, một số đơn vị có kết quả kinh doanh khả quan năm 2022 (xem bảng) và kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công có thể kể đến Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, Công ty CP Lizen… nhờ thực hiện các dự án cao tốc, nhà máy công nghiệp, dự án hạ tầng khác.

Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp xây dựng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2022 của doanh nghiệp; Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2022 của doanh nghiệp; Đơn vị tính: tỷ đồng

Tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là gần 2,9 triệu tỷ đồng, cao hơn nhiều so với các chu kỳ đầu tư trước đó. Giai đoạn 2023 - 2024 dự kiến sẽ là các năm trọng điểm giải ngân đầu tư với nhiều dự án quy mô lớn được triển khai. Báo cáo của Công ty CP Chứng khoán Mirae Asset nhận định, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2023 - 2025. Hệ thống đường bộ, đường cao tốc, sân bay, cảng biển… sẽ đón nhận dòng vốn đổ vào với mức lớn nhất từ trước đến nay.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, Bộ Giao thông vận tải cho biết, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu được ưu tiên trong năm 2023.

Đối với Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021 - 2025), theo dữ liệu của Báo Đấu thầu, trong 12 dự án thành phần khởi công đầu năm nay, Vinaconex trong vai trò thành viên liên danh đang thi công Gói thầu 11-XL đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (quy mô 6.045 tỷ đồng), Gói thầu XL-02 đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh (3.055 tỷ đồng), Gói thầu XL-02 đoạn Vân Phong - Nha Trang (3.549 tỷ đồng). Công ty CP Lizen thực hiện Gói thầu XL-02 đoạn Vũng Áng - Bùng (5.400 tỷ đồng). Cienco 4 thực hiện Gói thầu XL-01 đoạn Bùng - Vạn Ninh (3.939 tỷ đồng). Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả thi công Gói thầu XL-01 đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (3.800 tỷ đồng)…

Chuyên đề

Kết nối đầu tư