Theo ông Minh, kết quả khảo sát 1506 doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong đó 70% là các DN nhỏ và vừa cho thấy chỉ có 11% các DN tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; 49% DN xuất nhập khẩu có Website về thương mại điện tử nhưng chỉ có 2% DN thực hiện giao kết hợp đồng qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động. Một trong những lý do khiến DN xuất nhập khẩu Việt Nam e ngại, chưa sử dụng dịch vụ công trực tuyến, theo ông Minh, là vì còn tới 51% DN chưa biết cách dùng, 35% DN cho rằng hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoạt động không ổn định…
Đánh giá của DN về hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ xuất nhập khẩu, ông Nguyễn Văn Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thái Sơn cho biết, DN vẫn còn một số vướng mắc trong thực hiện hoạt động này. Cụ thể là liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu, DN phải thực hiện trên nhiều hệ thống khác nhau như: Hệ thống VNACCS, hệ thống một cửa NSW và trên hệ thống dịch dịch vụ công quá Website hải quan; nhiều thủ tục mới cung cấp ở mức độ thấp…
Hội thảo Xuất nhập khẩu trực tuyến được tổ chức nhằm giúp DN và các tổ chức liên quan triển khai tốt hơn thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, thời gian qua DN Việt Nam đã ứng dụng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu và đã được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động thương mại có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Trong khi đó, tiềm năng ứng dụng thương mại điện tủ để thúc đẩy lĩnh vực này là rất lớn. Thương mại điện tử giúp các DN nâng cao hiệu quả hoạt động ở tất cả các giai đoạn, từ tiếp thị, xúc tiến thương mại tới giao kết và thực hiện các hợp đồng, thanh toán…Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu có mặt cũng chứng kiến Lễ ra mắt Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến (VESA), đơn vụ hỗ hỗ trợ chuỗi dịch vụ hỗ trợ tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu.