Đề xuất giảm công suất các nhà máy xi măng để giảm dư cung, giữ giá sản phẩm

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đối với ngành xi măng, quý IV thường là đỉnh điểm tiêu thụ rồi đến quý II, quý III và quý I. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý II/2024 và 6 tháng đầu năm nay của nhiều doanh nghiệp cho thấy sự suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng tiêu thụ đều sụt giảm.

Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Xi măng Tân Quang

Với bối cảnh hiện nay, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng năm nay không được cải thiện so với năm ngoái. Chênh lệch cung cầu quá lớn, như số liệu năm ngoái thì nguồn cung lên đến 120 triệu tấn so với lượng tiêu thụ khoảng 56 triệu tấn. Do tình trạng dư thừa nên giá xi măng bị cạnh tranh, trong khi giá nguyên liệu đầu vào như điện, than đều đã tăng.

Về thị trường xuất khẩu, ngành bất động sản Trung Quốc vẫn đang rất khó khăn, các tập đoàn lớn như Evergrande hay Country Garden đều phá sản, thừa hàng triệu căn hộ. Bên cạnh đó, sau một thời gian Trung Quốc hạn chế sản xuất xi măng trong nước vì ảnh hưởng đến môi trường thì nay đã nới lỏng trở lại. Do đó, việc xuất khẩu xi măng, clinker vào thị trường này gặp rất nhiều khó khăn từ đầu năm nay. Thậm chí, Trung Quốc cũng trở thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu xi măng, clinker sang các thị trường lớn khác, trong đó có Philippines. Ngoài ra, thuế xuất khẩu xi măng từ năm ngoái cũng đã tăng từ 5% lên 10% khiến cánh cửa xuất khẩu càng hẹp lại.

Theo tôi, nên áp dụng biện pháp chỉ cho phép các nhà máy hoạt động một phần công suất nhất định theo tính toán và quản lý việc đó bằng điện năng cung cấp, phạt hành chính để giảm nguồn cung và giữ giá sản phẩm.

Chuyên đề