Để phát triển kinh tế xanh, Việt Nam cần mở rộng các kênh huy động vốn

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới trong nỗ lực chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh với những mục tiêu chiến lược và cam kết quốc tế rất cao để đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, Việt Nam cần một nguồn lực rất lớn.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP FiinGroup

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP FiinGroup

Cụ thể, theo Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040 để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng khí hậu và phát thải ròng bằng 0. Bên cạnh số vốn lớn để chuyển dịch năng lượng xanh, nhiều ngành kinh tế khác cũng cần một nguồn lực tài chính lớn không kém. Trong khi đó, các dự án xanh thường có thời gian hoàn vốn dài nên việc huy động vốn không dễ dàng.

Với nguồn vốn lớn như vậy, hệ thống ngân hàng trong nước khó có thể đáp ứng. Để có đủ nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, Việt Nam cần huy động vốn từ các kênh khác nhau, trong đó trái phiếu xanh quốc tế là một xu hướng của thị trường vốn quốc tế. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để huy động vốn cho phát triển. Lý do là huy động vốn qua kênh này, doanh nghiệp tối ưu được chi phí, kỳ hạn vay cũng dài…

Tuy nhiên, hiện điểm nghẽn lớn nhất đối với thúc đẩy đầu tư vào kinh tế xanh, trong đó có trái phiếu xanh quốc tế ở nước ta là thiếu cơ chế khuyến khích, chưa thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một điểm nghẽn khiến trái phiếu xanh chưa thực sự trở thành một sản phẩm tài chính nổi bật vì các kênh truyền thông về trái phiếu xanh chưa nhiều…

Theo đó, nếu những điểm nghẽn này được tháo gỡ thì kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế xanh của Việt Nam sẽ đa dạng hơn, khả năng hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững tốt hơn.

Chuyên đề