Đề nghị báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương phân tích, đánh giá việc quản lý, phân phối bán lẻ xăng dầu trong nước. Ảnh: Song Lê
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương phân tích, đánh giá việc quản lý, phân phối bán lẻ xăng dầu trong nước. Ảnh: Song Lê

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích, dự báo tác động tình hình thế giới, trong nước tới lạm phát; điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi, đề xuất các giải pháp điều hành; việc đảm bảo thanh khoản hệ thống ngân hàng, các giải pháp bảo đảm ổn định hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bảo đảm quyền lợi của người dân; các giải pháp hạn chế găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, tình trạng đô-la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.

Bộ Tài chính phân tích, đánh giá, dự báo tình hình thu - chi ngân sách nhà nước, biến động giá cả thời gian tới; việc phối hợp với Bộ Y tế triển khai đấu thầu mua sắm thiết bị, vật tư y tế tập trung; diễn biến thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra giải pháp quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư; đánh giá từng loại trái phiếu, việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong quý IV/2022 và năm 2023, đề xuất giải pháp xử lý chủ động, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình.

Bộ Công Thương phân tích, đánh giá, dự báo tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt việc quản lý, phân phối bán lẻ xăng dầu trong nước, bảo đảm cung ứng xăng dầu, khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ; tình hình, giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, giá cả, bình ổn thị trường cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên Đán 2023.

Chuyên đề