Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Tại phiên thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Bởi, theo các đại biểu, nếu không có cơ chế này thì ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và phục vụ nhân dân
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Thiếu động lực cống hiến

Cho ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho hay, thực tế đang xuất hiện tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ông Thông chia sẻ, có cán bộ tâm sự rằng, thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử.

Đồng ý với ý kiến của đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nhận định, đúng là đang có tình trạng một số cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và phục vụ nhân dân.

Bổ sung thêm, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) cũng nêu thực tế là đang có một số bộ phận không nhỏ công chức rất có năng lực nhưng lại thiếu về động lực.

Về nguyên nhân của tình trạng này, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng 2 lý do chính. Một là chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, đối với vấn đề này thì áp dụng luật này thì đúng, nhưng khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra thì lại sai, áp dụng vào thời điểm này thì đúng nhưng sau đó kiểm tra thời điểm khác thì lại sai.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho hay, thực tế đang xuất hiện tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cho hay, thực tế đang xuất hiện tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm

Hai là, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung đã được Bộ Chính trị ban hành tại Kết luận số 14 ngày 22/9/2021 nhưng chủ trương đúng đắn đó lại chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật nên cán bộ rất ngại trong quá trình công tác, họ làm cầm chừng, không dám đột phá.

Song về vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ nhìn nhận, nếu như chỉ nói vướng mắc là do chính sách pháp luật thì chưa đủ, bởi qua nghiên cứu, tìm hiểu thấy rằng nguyên nhân chính là do con người, do khâu công tác tổ chức thực hiện, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Tạo lập một thể chế mạnh mẽ và hiệu quả cao

Từ phân tích 02 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu trên, đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương một mặt thường xuyên rà soát các cơ chế, chính sách nhằm điều chỉnh cho đồng bộ, phù hợp với thực tế, mặt khác sớm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Thông qua giải pháp này, đại biểu Nguyễn Hữu Thông tin tưởng, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp thì mục tiêu tăng trưởng như Chính phủ nêu sẽ được thực hiện.

Bày tỏ quan điểm, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, về thể chế, chúng ta vẫn chưa có những cải cách đủ mạnh để tạo lập một thể chế mạnh mẽ và hiệu quả cao cho những nhiệm vụ sống còn.

Bày tỏ quan điểm, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, về thể chế, chúng ta vẫn chưa có những cải cách đủ mạnh để tạo lập một thể chế mạnh mẽ và hiệu quả cao cho những nhiệm vụ sống còn.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, về thể chế, chúng ta vẫn chưa có những cải cách đủ mạnh để tạo lập một thể chế mạnh mẽ và hiệu quả cao cho những nhiệm vụ sống còn. Do đó, đại biểu đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới cần quyết liệt hơn giải quyết các bài toán lớn về năng lực đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, nâng cao năng lực lao động, năng suất lao động, đặc biệt là cải cách thể chế để bộ máy công quyền có thể phát huy tối đa tiềm năng, vị thế và trách nhiệm trước Tổ quốc.

Với thực trạng trên, đại biểu Trần Văn Khải nhìn nhận, việc cấp bách hiện nay là chúng ta phải xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, chế độ ưu đãi để tuyển chọn và xây dựng những đội ngũ công chức, lãnh đạo ưu tú, dấn thân vì Tổ quốc.

“Một thể chế mạnh mẽ, minh bạch, rõ ràng và hiệu lực cao sẽ tạo môi trường làm việc tối ưu, giúp cho công chức yên tâm làm việc, thu nhập chính đáng từ lương đủ để nuôi mình và giúp đỡ gia đình, quan trọng hơn, họ được pháp luật bảo vệ và khi đó, tôi tin rằng, người bình thường sẽ trở thành anh hùng khi đảm nhiệm những nhiệm vụ gian khó”, đại biểu Khải nhấn mạnh.

Đại biểu Tạ Văn Hạ thì đề nghị, Chính phủ phải có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh, giải quyết tư tưởng không muốn làm và không dám trong cán bộ công chức càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ và công tác phục vụ nhân dân.

Một số đại biểu khác cũng cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Giá và một số luật khác nhằm hướng tới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhưng cũng cần phải gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy và nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong các cơ quan nhà nước.

Chuyên đề