#cổ phần hóa
Bản tin thời sự sáng 4/8

Bản tin thời sự sáng 4/8

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là khánh thành trùng tu Chùa Cầu; TP.HCM sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp nhà nước đến năm 2025; hơn 191.000 người tại Thanh Hóa sẽ bị ảnh hưởng sau sáp nhập xã, phường; Bình Dương có trung tâm phân loại hàng tự động 30 triệu USD…
Ảnh Internet

Giai đoạn 2021 - 2025: Giảm hơn 91% chi đầu tư phát triển từ nguồn cổ phần hóa, thoái vốn

(BĐT) - Theo báo cáo vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội điều chỉnh giảm kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) đối với nội dung thu - chi từ nguồn cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước từ 248 nghìn tỷ đồng xuống còn 21,8 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025.
Bản tin thời sự sáng 12/7

Bản tin thời sự sáng 12/7

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là cầu Cần Giờ 10.000 tỷ đồng sẽ khởi công tháng 4/2025; doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương tính sót hàng nghìn tỷ đồng khi cổ phần hóa; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi siêu cảng Trần Đề; giá xăng dầu tăng trở lại, riêng xăng E5 giảm 60 đồng/lít; nhiều trung tâm đăng kiểm dư thừa năng lực từ 32 - 45%...
Tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp ách tắc những năm gần đây chủ yếu là do vướng mắc về cơ chế định giá doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cổ phần tư nhân. Ảnh: Lê Tiên

Để cổ phần hóa, thoái vốn DNNN không còn lỡ hẹn

(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp phải hoàn thành tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước chậm nhất là năm 2025. Điều này có thể mở ra cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, đồng thời, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, để hoàn thành kế hoạch đặt ra, cần đẩy nhanh việc sửa đổi các văn bản pháp lý, tháo gỡ ách tắc về cơ chế đất đai, định giá doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Ảnh: Quang Thương

Cổ phần hóa và thoái vốn còn nhiều vướng mắc

(BĐT) - Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã chủ trì Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Ảnh minh họa: Internet

Bộ Tài chính muốn sửa quy định cổ phần hóa như thế nào?

(BĐT) - Nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng chỉ xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa (CPH) đối với diện tích đất được giao hoặc đất đã trúng đấu giá để thực hiện kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản và một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
9 tháng năm 2022, ghi nhận các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị là 466 tỷ đồng, thu về 2.289,5 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Internet

Còn tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm trong cổ phần hóa, thoái vốn

(BĐT) - Tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn từ đầu năm đến nay vẫn chậm. Theo Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng này là trong nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao.
Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa thời gian tới chủ yếu là những doanh nghiệp nắm giữ nhiều mảnh đất lớn ở vị trí đắc địa. Ảnh: Lê Tiên

Tách đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp: Cú huých mới cho cổ phần hóa

(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết sẽ hoàn thiện đề xuất về việc tách đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy còn một số quan điểm khác nhau nhưng nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này giúp lựa chọn được những nhà đầu tư thực chất, hướng đến việc cải cách, phát triển doanh nghiệp.
Ảnh Internet

Mới chỉ thu 1.967 tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong 4 tháng đầu năm

(BĐT) - Theo đánh giá của Chính phủ, thu ngân sách nhà nước 4 tháng năm 2022 tăng 15,4% so với cùng kỳ; tuy nhiên, các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn thấp. Kế hoạch thu bảo đảm cân đối ngân sách còn nhiều thách thức. Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước rất chậm, 4 tháng đầu năm mới chỉ đạt 1.967 tỷ đồng/30.000 tỷ đồng, bằng 6,5% dự toán.
Xác định không đúng giá trị quyền sử dụng đất là những nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước: Nên loại bỏ “đất đai” trong định giá doanh nghiệp?

(BĐT) - Xác định không đúng giá trị quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất là những nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng nên loại bỏ đất đai ra khỏi quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và thay bằng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm theo đúng mục đích sử dụng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Cổ phần hóa chậm vì còn tư tưởng không muốn thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

(BĐT) - Cả năm 2021, chỉ có 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Tiến độ cổ phần hóa từ đầu năm đến nay giậm chân tại chỗ. Theo ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là còn tư tưởng không muốn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao. 
Một số ý kiến đề xuất bóc tách giá trị đất đai khỏi giá trị của doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ vướng đất đai để thúc tiến độ cổ phần hóa

(BĐT) - Một trong những nguyên nhân lớn đang làm tắc nghẽn tiến độ cổ phần hóa (CPH) tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được chỉ ra là do vướng mắc trong việc xử lý đất đai để xác định giá DN trước khi CPH. Một số ý kiến đề xuất phương án để đẩy nhanh quá trình này trong bối cảnh mới.
Ảnh Internet

Trông đợi gì từ việc thoái vốn nhà nước?

(BĐT) - Đã có những chuyển động trong việc bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đổi mới cách thức thực hiện và quy trách nhiệm người đứng đầu để đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới. 
SABECO trong danh mục thoái vốn năm 2022. Ảnh: Internet

Năm 2022, có thể thu 30 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn, cổ phần hóa

(BĐT) -  Bộ Tài chính dự kiến, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ các doanh nghiệp trung ương trong năm 2022 có khả năng đạt được khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng; khoản tồn, dư từ cổ phần hóa, thoái vốn tại các địa phương có thể nộp vào ngân sách địa phương trong năm 2022 là khoảng 10.000 tỷ đồng.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính và công tác cổ phần hóa doanh nghiêp. Ảnh: Internet

Cổ phần hóa và thoái vốn “mệt” với Covid-19

(BĐT) - Số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đến hết tháng 8 mới đạt 366 tỷ đồng. Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh rất phức tạp nên Bộ Tài chính cho rằng, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Trung ương nộp về ngân sách nhà nước trong năm 2021 không đạt mục tiêu 40.000 tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Không “bó cứng” danh mục DNNN sắp xếp lại

(BĐT) - Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), DN có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg) vừa được ban hành với nhiều điểm mới. Những điểm mới này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu, tăng tính minh bạch, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói riêng, DN nói chung.
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai hoặc hoạt động trong lĩnh vực công ích. Ảnh: Lê Tiên

Tâm lý chờ đợi cản bước cổ phần hóa, thoái vốn

(BĐT) - Qua nửa năm, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) gần như “giậm chân tại chỗ”. Bên cạnh lý do khách quan do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị cho chào bán cổ phần, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được cho là tâm lý chờ đợi, thậm chí có tư tưởng “có nên cổ phần hóa hay không?”.
Bộ Tài chính sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu. Ảnh: Lê Tiên

Thoái vốn, cổ phần hóa DNNN giậm chân tại chỗ

(BĐT) - Quá trình cổ phần hóa tiếp tục diễn ra chậm chạp trong những tháng đầu năm. Cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý, Bộ Tài chính cho biết đã đề nghị Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Thủ tướng có công văn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác này trên tinh thần nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu.