Chuyện về những người rời “ghế nóng” ngân hàng

Mỗi người có một lý do khác nhau khi rời “ghế nóng” ngân hàng, trong đó không ít người phải chấp nhận “cuộc chơi” để rẽ sang hướng đi mới, nhưng cũng không loại trừ khả năng sẽ quay trở lại…
Chuyện về những người rời “ghế nóng” ngân hàng

Việc gì cũng cần đam mê

Là người sáng lập ra Sacombank, ông Đặng Văn Thành đã giữ chức Chủ tịch HĐQT nhà băng này trong một thời gian dài từ năm 1995 cho đến cuối năm 2012. Ông được xem là người có công lớn trong việc đưa Sacombank trở thành một trong những NHTM cổ phần lớn và uy tín nhất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau hơn 21 năm điều hành Sacombank, đến cuối năm 2012, ông Thành chính thức rời khỏi nhà băng này (sau cuộc thâu tóm Sacombank của nhóm cổ đông lớn) và quay lại với ngành mía đường-Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group), nơi gia đình ông đang nắm quyền điều hành và từng bước đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.

Ông thừa nhận, thời gian đầu khi mới rời Sacombank, đã có những khó khăn về tinh thần mà bản thân ông đã cố gắng để vượt qua. Sau một năm dành thời gian cùng gia đình đi du lịch, thăm thú nhiều nơi trên thế giơi, ông nghiệm ra rằng, cuộc đời người không có gì quan trọng bằng sức khỏe, tinh thần thoải mái và đam mê công việc. Chính những suy nghĩ này đã giúp ông lấy lại cân bằng để tiếp tục làm việc và cống hiến.

Ông Đặng Văn Thành

http://static.tinnhanhchungkhoan.vn/uploaded/ngoctuanz/2016_01_30/3/1_maul.jpg?width=420Với vai trò là Chủ tịch HĐQT TTC Group, ông cho biết, TTC Group đang tập trung vào các mảng: nông nghiệp, du lịch, năng lượng,... TTC Group đã đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến nước dừa xuất khẩu tại Bến Tre (vốn đầu tư ban đầu hơn 20 triệu USD), đồng sáng lập CTCP Bò Kobe Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng và đã xuất chuồng lứa bò đầu tiên ra thị trường trong tháng 10/2015.

Hơn 3 năm qua, dù công việc không liên quan đến ngành tài chính-ngân hàng, nhưng theo ông Thành, làm gì không quan trọng, miễn là có niềm đam mê và quản trị tốt, ắt sẽ đem lại thành quả, và thực tế ông đã chứng minh được điều này.

Chủ tịch TTC Group cho biết, những khó khăn của chung của thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh du lịch, trong đó có các công ty thành viên của TTC Group. Bên cạnh đó, ngành mía đường, địa ốc cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn thể CBCNV, TTC Group vẫn giữ được mức tăng trưởng và kiểm soát được các chỉ tiêu đề ra.

Ông Lê Hùng Dũng

http://static.tinnhanhchungkhoan.vn/uploaded/ngoctuanz/2016_01_30/3/2_qfpe.jpg?width=420Vốn điều lệ của TTC Group tính đến cuối năm 2015 đạt hơn 10.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu (gồm cả hệ thống khách sạn, thặng dư trong suốt thời gian hình thành và phát triển) đạt hơn 13.000 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 20.000 tỷ đồng. TTC Group đã vượt 15% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2015 khi đạt hơn 1.000 tỷ đồng và kế hoạch dự kiến đưa ra cho năm 2016 khoảng 1.600 tỷ đồng.

Cũng theo ông Thành, ngoài các yếu tố kể trên, để đi đến thành công thì không thể thiếu hai yếu tố rất quan trọng khác, đó là con người và chữ “tín”. Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, nên muốn phát triển kinh doanh tốt phải biết chăm lo cho đời sống của CBCNV. Ông Thành quan niệm, chữ “tín” quan trọng nhất trong kinh doanh, nếu mất chữ ‘tín’ là mất tất cả.

Xác định “Kinh doanh là sứ mệnh, không phải quyền lợi”, mục tiêu của ông Thành và TTC Group là trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành, mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Mặc dù vậy, khi nhắc đến việc có ý định trở lại làm việc trong ngành tài chính-ngân hàng hay không, ông Thành không ngần ngại cho biết, không loại trừ điều đó nếu có cơ hội và thời cơ thích hợp, bởi đó cũng là đam mê lớn của ông.

…và chấp nhận “cuộc chơi”

Không chỉ có ông Thành, trong thời gian qua đã có không ít Chủ tịch HĐQT của ngân hàng phải rời “ghế nóng” của mình. Mới đây nhất là trường hợp ông Lê Hùng Dũng rời ghế “nóng” Eximbank hồi cuối năm 2015. Ông Dũng giữ ghế Chủ tịch Eximbank từ năm 2010, là đại diện phần vốn của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC). Ngoài ra, ông còn kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Điều này khiến nhiều người liên tưởng rằng, Eximbank gặp “khó” trong 2 năm qua là do lãnh đạo  chưa “toàn tâm toàn ý” cho lĩnh vực ngân hàng.

Ông Trầm Bê

http://static.tinnhanhchungkhoan.vn/uploaded/ngoctuanz/2016_01_30/3/3_znxy.jpg?width=420Trước đó, ở vị Chủ tịch HĐQT Eximbank, “dấu ấn” ông Dũng để lại là khá “đậm nét”, đáng chú ý trong đó là nhận định: “Về quyết định chính xác vào các thời điểm nhạy cảm, nếu không có một ‘linh giác’ để phán đoán, kinh nghiệm quản trị am tường trong kinh doanh ngân hàng, thì hoặc mất ngay cơ hội làm giàu, hoặc đưa ngân hàng xuống hố thẳm thảm họa vì thua lỗ. Do đó, người ngồi ghế nóng phải ‘đọc’ được vấn đề trong 30 giây và quyết định ‘tích tắc’ trước khi nó vuột mất”. Nhưng thực tế, cơ hội đã vuột khỏi tay ông Dũng khi hoạt động Eximbank không mấy sáng sủa và khiến ông phải rời “ghế nóng” Eximbank tại kỳ ĐHCĐ vừa qua.

Chia sẻ với cổ đông tại kỳ đại hội bất thường của Eximbank cuối năm 2015, ông Dũng cho biết, bản thân mình là người đi làm thuê, nên luôn chấp nhận “cuộc chơi” khắc nghiệt này, ông xin lỗi cổ đông và xin thôi nhiệm, không cần chờ yêu cầu từ chức.

Nhưng sự việc này không thể là “chuyện nhỏ” đối với VFF khi vị Chủ tịch VFF, người từng được kỳ vọng sẽ kiếm được khoản tiền 380 tỷ đồng cho tổ chức này trong nhiệm kỳ của mình, lại là người đi làm thuê ở Eximbank. Bởi khi ông Dũng từ nhiệm ở Eximbank, VFF không còn biết “bấu” vào đâu để hoàn thành việc kêu gọi số tiền hàng trăm tỷ đồng như đã hứa lúc tranh cử. Dĩ nhiên, người hâm mộ môn “túc cầu” cũng ít thấy sự quyết liệt ở vị Chủ tịch này. Thậm chí đã có thông tin, ông Dũng sắp rời VFF chỉ sau hơn 1 năm làm Chủ tịch vì lý do sức khỏe.

Ông Trần Phương Bình

http://static.tinnhanhchungkhoan.vn/uploaded/ngoctuanz/2016_01_30/3/4_rery.jpg?width=420Tên tuổi ông Trầm Bê và các con Trầm Trọng Ngân và Trầm Khải Hòa càng gây sự chú ý khi lên nắm quyền điều hành tại Sacombank sau sự ra đi của ông Đặng Văn Thành, trong khi vẫn đang nắm quyền điều hành SouthernBank.

Đến thời điểm hiện tại, các thành viên trong gia đình ông Trầm Bê vẫn đang nắm những chức vụ chủ chốt tại Sacombank và nắm một lượng vốn rất lớn tại Sacombank, sau khi SouthernBank được sáp nhập. Tuy nhiên, “đại gia” Trầm Bê cũng đã phải rời ghế Phó chủ tịch HĐQT thường trực của Sacombank kể từ ngày 11/11/2015. Trước khi rời ghế, ông Trầm Bê thiết tha đề nghị Sacombank tiếp nhận nhân viên SouthernBank, đồng thời nhấn mạnh rằng, tới đây có thể có những thay đổi ở Ngân hàng. Mặc dù không còn điều hành Sacombank, song ông Trầm Bê vẫn đặt tâm huyết vào sự tăng trưởng, phát triển của nhà băng này trong tương lai.

Nguyên Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT DongA Bank, ông Trần Phương Bình, vốn nổi tiếng với phương châm điều hành “chậm mà chắc”, không chạy đua theo chỉ tiêu mà quên đi quản trị rủi ro.

Ông Bình nắm giữ 15 triệu cổ phiếu DongA Bank và vợ ông, bà Cao Thị Ngọc Dung nắm giữ 7,77 triệu cổ phiếu nhà băng này cùng 7,6 triệu cổ phiếu PNJ tại DongA Bank. Nhưng kết quả, DongA Bank cũng không thoát khỏi vòng xoáy nợ xấu và ông Bình đã phải rời chức vụ Tổng giám đốc tại ngân hàng này. Sau khi rời ghế, ông Bình vẫn tiếp tục hợp tác với Ban điều hành mới của DongA Bank để xử lý các tồn đọng, vực dậy DongA Bank sau kiểm soát đặc biệt.

Có lẽ ai cũng biết, đằng sau “bóng dáng” của ông Bình là phu nhân của ông, bà Cao Thị Ngọc Dung, hiện làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Bà Dung được giới trong ngành mệnh danh là “Nữ tướng vàng nữ trang” khi dẫn dắt một doanh nghiệp nữ trang hàng đầu Việt Nam. Trước khó khăn của DongA Bank và việc ông Bình thôi nhiệm, không ít cổ đông PNJ lo lắng cho khoản đầu tư tài chính của Công ty tại nhà băng này.

Tuy nhiên, bà Dung đã lên tiếng khẳng định, PNJ chưa bao giờ có ý định thoái vốn khỏi DongA Bank. Để có thể đảm bảo trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, PNJ đã quyết định trích dự phòng 140 tỷ đồng cho khoản đầu tư tài chính vào DongA Bank. Dù chồng không còn điều hành ở vị trí cấp cao, nhưng cả gia đình bà Dung và PNJ vẫn là cổ đông lớn của DongA Bank, nên bà luôn đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng của ngân hàng này.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư