Chứng khoán thế giới tiếp tục gặp khó trong năm 2016

Dù Fed hành động thận trọng, thế giới vẫn đang trong bước ngoặt ngắt quãng bởi đợt tăng lãi suất lịch sử. Năm 2016 có thể chứng kiến hầu hết các nền kinh tế tiếp tục gặp khó với suy thoái.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Chắc chắn một trong những câu chuyện lớn nhất năm qua trên thị trường chứng khoán là giá dầu thô, yếu tố ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu năng lượng.

Cách đây khoảng 10 năm, giá dầu không chỉ đi lên mà còn phá vỡ các bức tường lo lắng. Chuyện kinh tế Trung Quốc nổi lên in trong tâm trí các nhà đầu tư, chứng minh rằng giá dầu cao sẽ còn ở lại.

Năm 2005, dầu thô bắt đầu một năm ở mức thấp 40 USD/thùng và kết thúc năm ở tầm 60 USD/thùng, giá dầu gia tăng khoảng 50%. Ngay cả sau khi giá dầu giảm mạnh trong cuộc khủng hoảng năm 2008, nó đã chứng minh đây cũng chỉ là một bước lùi tạm thời khi giá lại tăng liên tục cho đến mức 100 USD/thùng vào năm 2014.

Bắt đầu từ cuối năm 2014 và tiếp tục trong năm qua, giá dầu đã giảm mạnh. Cuối năm 2015, dầu thô có giá 40 USD/thùng. Sự đi lên của hoạt động sản xuất dầu đá phiến Mỹ góp phần vào dư cung dầu thô toàn cầu. Một yếu tố khác là các thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) duy trì mức trần sản lượng cao để giữ thị phần. Argentina và Trung Quốc giờ đây cũng cố gắng có cuộc cách mạng dầu đá phiến của riêng họ.

Ở Trung Quốc, thị trường chứng khoán nước này biến động mạnh trong năm 2015. Chính phủ đã cố gắng hỗ trợ hoạt động thị trường chứng khoán mạnh mẽ bằng cách khuyến khích cho vay ký quỹ. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm 40% từ mức đỉnh điểm.

Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 ở mức khoảng 2.060 điểm và kết thúc năm ở khoảng 2.020 điểm. Nói cách khác, thị trường chứng khoán Mỹ đã bằng phẳng trong giai đoạn chờ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển hướng. Giờ đây, Fed đã thực sự nâng lãi suất.

Đến châu Âu, chỉ số Stoxx 600 phần lớn là bằng phẳng trong năm 2015. Stoxx 600 bắt đầu một năm ở mức 341 điểm và hiện giao dịch ở mức 357 điểm, thể hiện mức tăng dưới 5%. Chứng khoán châu Âu chịu ảnh hưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hệt như chứng khoán Mỹ chịu ảnh hưởng bởi Fed.

Trong khi đó, chỉ số Nikkei của Nhật Bản bắt đầu năm với 17.702 điểm và đang giao dịch cận mức 19.000 điểm, tăng khoảng 7%. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đi lên là điều rõ ràng, còn các biện pháp kích thích có thật sự giúp đỡ nền kinh tế hay không thì chưa rõ. Nước này gần đây trượt giảm trở lại vào suy thoái, nhưng giá trị vốn hóa cổ phần trên GDP của Nhật Bản đã tăng từ mức 70% trước khi Abenomics có hiệu lực vào giữa năm 2012 đến mức 139% như hiện nay. Vì thế, Abenomics đã làm tốt trong chuyện kích thích thị trường.

Những thị trường mới nổi - các thị trường từ lâu được xem là ngôi sao sáng trong thị trường tài chính thế giới - đã chịu tác động nhiều hơn trong năm qua. Với việc Fed thay đổi chính sách tiền tệ, sự khác biệt trong cả sức khỏe nền kinh tế và chính sách tiền tệ trên thế giới có thể sẽ khiến USD mạnh lên. Đồng bạc xanh mạnh đồng nghĩa với việc các thị trường mới nổi yếu hơn. Ngoài ra, Fed cũng báo hiệu bốn lần tăng lãi suất 0,25% trong năm 2016. Vì vậy, dự báo về các thị trường mới nổi là có vấn đề.

Có vẻ như giai đoạn chuyển tiếp đã bắt đầu từ cuối năm 2014 đang đến gần. Một chương mới đã bắt đầu. Dù Fed đã hành động thận trọng, thế giới vẫn đang trong bước ngoặc ngắt quãng bởi đợt tăng lãi suất lịch sử của Fed. Năm 2016 có thể chứng kiến hầu hết các nền kinh tế tiếp tục gặp khó với suy thoái và tăng trưởng yếu, trong khi USD tăng giá và thị trường Mỹ nhận được đáng kể dòng vốn nước ngoài. Phần còn lại của thế giới sẽ chật vật với cân bằng chính sách và thị trường.

Theo Reuters, các nhà quản lý quỹ và chuyên gia phân tích chứng khoán đồng thuận rằng 2016 sẽ là một năm khá khiêm tốn cho thị trường chứng khoán thế giới. Ngay cả ngân hàng Goldman Sachs cũng cảnh báo không nên kỳ vọng bất kỳ mức tăng nào trong năm nay.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư