Ông Hồ Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cơ khí xây dựng Thăng Long |
Tuy nhiên, hai năm qua, dưới tác động của Covid-19, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, chi phí đội lên cao, lợi nhuận âm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thép tăng mạnh, biến động quá lớn từ 40 - 50%. Nhiều công trình, giá thép khi dự thầu chưa tính thuế VAT khoảng 12.000 đồng/kg nhưng giá mua vào thực tế lên tới 17.000 - 18.000 đồng/kg. Khó khăn lớn nhất là những công trình xây cầu, bởi thép chiếm tỷ trọng khá lớn.
Cùng với đó là chi phí vận chuyển, giá phôi cũng tăng lên 10 lần so với trước dịch, cộng thêm chi phí lương công nhân ngày càng cao, phải duy trì lương để giữ chân người lao động dù ngưng việc, thêm chi phí đưa đón từ công trình này sang công trình khác và xét nghiệm Covid-19… Như vậy, trung bình mỗi công trình, chi phí đội lên khoảng 5%. Như công trình cầu Rào I, Nhà thầu lỗ 50 tỷ đồng.
Đây cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng hiện nay.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà phục hồi và phát triển, các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng… cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế bù giá do giá thép tăng đột biến cho các chủ đầu tư (từng được thực hiện trong các năm 2011 - 2012 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Nhà nước cần đơn giản hóa, rút gọn các thủ tục đầu tư công, từ lúc lập dự án, giải phóng mặt bằng cho tới khi đấu thầu, tất cả phải làm nhanh.