Bộ Y tế cần quy định rõ khái niệm “cấp bách” để áp dụng chỉ định thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Liên quan đến các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu trong lĩnh vực y tế, điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định: Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân…

Ông Tôn Văn Tài, Trưởng đơn vị đấu thầu Bệnh viện Chợ Rẫy

Đây là quy định rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành y tế. Tuy nhiên, quy định này mới mang tính chất định hướng, muốn áp dụng được trong thực tiễn, cần có hướng dẫn cụ thể hơn như thế nào là “cấp bách”?

Trong bối cảnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu năm 2023 về lựa chọn nhà thầu, hiện có một số ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định về các trường hợp “cấp bách” trong lĩnh vực y tế trong Dự thảo Nghị định.

Các tình huống “cấp bách” trong lĩnh vực y tế rất đa dạng, nhiều tùy biến, không thể dự báo trước, ví dụ đại dịch Covid-19 xảy ra là chưa từng có tiền lệ. Do vậy, để đảm bảo tính linh hoạt, dễ dàng sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ, Bộ Y tế nên có hướng dẫn cụ thể ở cấp thông tư, thay vì quy định cứng trong Nghị định.

Chuyên đề