Bloomberg: Nền kinh tế Việt Nam là ngôi sao sáng của thị trường mới nổi

Trong khi các nền kinh tế mới nổi lớn như Nga, Brazil và Trung Quốc đang dần mờ nhạt, việc nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7% trong năm 2015 sẽ giúp quốc gia này nằm trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu.
Bloomberg: Nền kinh tế Việt Nam là ngôi sao sáng của thị trường mới nổi

Nhu cầu tiêu thụ nội địa cùng sức hút mạnh mẽ đối với đầu tư nước người đang giúp quốc gia Đông Nam Á này phần nào đứng vững trước làn sóng bán tháo chứng khoán trên thị trường toàn cầu và hạ giá đồng nội tệ trong năm nay. 

Trinh Nguyễn, nhà kinh tế học cấp cao các thị trường mới nổi tại Natixis SA, chi nhánh Hong Kong cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ nội địa giữ ngôi vương tại đây. Người dân Việt Nam đang ngày càng trở nên lạc quan hơn về tương lai. Xét trong tổng thể chung của khu vực và cả toàn cầu, họ có cơ hội để làm tốt hơn nữa”. 

Theo khảo sát của Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, tương đương với năm 2015.

Việt Nam đứng thứ 2 trong Top 10 quốc gia  được dự báo có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 2016

Các chuyên gia kinh tế tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd, dẫn đầu bởi Eugenia Victorino trong một báo cáo từng nhận định: “Việt Nam đang có vị trí tốt để có thêm một năm sáng sủa trong năm 2016. Tuy nhiên, viễn cảnh trong dài hạn sẽ phục thuộc vào những thay đổi về mặt chính trị được kỳ vọng sẽ diễn ra trong 12 tháng tới”.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần đây đã nỗ lực để tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, đồng thời trợ giúp cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô, giảm áp lực lên quỹ dự trữ.

Trong khi đó, tiêu dùng cá nhân tại Việt nam đã tăng 9,3% trong năm ngoái, theo số liệu của Chính phủ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 17,4% lên mức 14,5 tỷ USD trong năm 2015 so với năm 2014.

Theo dự thảo kế hoạch của Chính phủ Việt Nam, quốc gia này đang đặt mục tiêu đưa GDP/người tăng lên 3.200 USD – 3.500 USD năm 2020, so với mức khoảng 2.171 USD năm 2015, theo ước tính của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF). Lạm phát sẽ được giữ ở mức dưới 5% và thâm hụt ngân sách ở mức 4% GDP.

Diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm

“Năm 2016 và 2017, chúng tôi hoàn toàn tin rằng Việt Nam có thể ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Điều có thể khiến câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam đi lệch hướng đó là thâm hụt thương mại mở rộng do nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là với các mặt hàng tiêu dùng như ô tô”, Victorino cho biết.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư